Cơn sốt mì li nở rộ vì đại dịch Covid-19, hãng mì ăn liền Nhật Bản tập trung tiến sang Mỹ

Công ty Nissin Nhật Bản ghi nhận nhu cầu mua mì li tăng vọt khi người dân ở nhà ngăn chặn đại dịch Covid-19. Tận dụng thời cơ, hãng đẩy mạnh chiến lược đánh vào thị trường Mỹ, với ham muốn trở thành hãng mì cao cấp dẫn đầu tại đây.

Các sản phẩm Cup Noodles (mì li) Nissin Food Holdings đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng tại Nhật Bản, như một loại thực phẩm trong các trường hợp khẩn cấp.

Kể từ đầu tháng 4, toàn bộ người dân Nhật Bản đã được khuyến cáo ở nhà, tránh ra đường để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới.

Cơn sốt mì cốc nở rộ nhờ đại dịch Covid-19, hãng mì ăn liền Nhật Bản tập trung chiến lược "Mỹ tiến"  - Ảnh 1.

Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhu cầu mì ăn liền tăng vọt. Hãng sản xuất thực phẩm Nissin Nhật Bản ủ mộng trở thành thương hiệu mì ăn liền cao cấp hàng đầu ở Mỹ. (Nguồn: Nikkei Asian Review).

Theo Nissin, có không ít người tiêu dùng chỉ sử dụng mì ăn liền trong các trường hợp thảm họa xảy ra, và nhiều trong số họ đã nhiều năm chưa đụng đến loại lương thực này. Hiện tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhu cầu mì ăn liền, nhất là mì li, tăng vọt. 

Hãng mì gói Nhật Bản  đang lên mục tiêu tăng thị phần khách hàng trung thành tại Mỹ, thị trường ghi nhận có lợi nhuận tăng trưởng trong những năm gần đây.

Theo dữ liệu báo cáo bởi Nikkei POS, vào tháng 3 năm nay, khoảng 7,19 triệu li mì ăn liền đã được "dọn sạch" tại các siêu thị ở Nhật Bản, tăng 13% so với năm trước.

Sản phẩm bán chạy nhất là loại mì li Nissin 78 gram – loại kích cỡ tiêu chuẩn.

Dù không có số liệu về doanh số bán hàng ở thị trường ngoài nước, đại diện công ty cho biết "nhu cầu đang rất cao".

Cơn sốt mì cốc nở rộ nhờ đại dịch Covid-19, hãng mì ăn liền Nhật Bản tập trung chiến lược "Mỹ tiến"  - Ảnh 2.

(Nguồn: Nikkei Asian Review).

Lợi nhuận hoạt động của Nissin đã tăng 2% so với một năm trước đó, lên mức 35,5 tỉ yen (tương đương 325,8 triệu USD).

Khoảng 80% trong số đó đến từ thị trường nội địa, hoạt động kinh doanh mì ăn liền cũng ghi nhận tỉ lệ tương tự.

Dù vậy, kịch bản tăng trưởng doanh số mạnh mẽ là không khả quan ở Nhật Bản, do sự già hóa dân số khiến cho thị phần bị thu hẹp.

Ngược lại, tuy Mỹ chỉ chiếm khoảng 10% lợi nhuận của công ty, nhưng tỉ lệ sinh lợi của thị trường này đã tăng đáng kể từ cuối những năm 2010, sau khi Nissin thay đổi chiến lược hoạt động tại Mỹ.

Ngoài tiếp thị các gói mua 3 chỉ với giá 1 USD, hãng mì ăn liền này đã bắt đầu tập trung vào các sản phẩm mì gói cao cấp hơn, có giá hơn 1 USD/sản phẩm.

Cơn sốt mì cốc nở rộ nhờ đại dịch Covid-19, hãng mì ăn liền Nhật Bản tập trung chiến lược "Mỹ tiến"  - Ảnh 3.

Các sản phẩm mì li của Nissin rất phổ biến tại Nhật Bản, hình ảnh tại một máy bán mì Nissin tự động ở Shibuya, Tokyo. (Nguồn: Wikimedia Commons).

Cup Noodles của Nissin là một dòng mì li nổi tiếng tại Mỹ. Nissin xem thị trường Mỹ, một quốc gia đa sắc tộc, là một thị phần mang tính chất quyết định. Nếu giành chiến thắng trong cuộc chiến giành thị phần tại đây, Nissin tin sẽ chiếm thế thượng phong ở các thị trường khác trên thế giới.

Năm 2019, Nissin đã tung ra sản phẩm Cup Noodles Stir Fry, một sản phẩm nằm trong phân khúc cao cấp, cùng chiến lược tiếp thị phong cách nấu mì bằng lò vi sóng.

Trong khi hầu hết khách hàng ở Nhật nấu mì ăn liền bằng nước sôi, nhiều người Mỹ thường nấu mì bằng cách thêm nước lạnh trước, và để trong lò vi sóng để mì chín.

Cup Noodles Stir Fry đã được phát triển dựa trên sự khác biệt này.

Ông lớn bán lẻ của Mỹ - Walmart, cũng đã bắt đầu bán các sản phẩm mì xào kiểu Nhật tại 2.800 cửa hàng bán lẻ trên toàn nước Mỹ.

Cơn sốt mì cốc nở rộ nhờ đại dịch Covid-19, hãng mì ăn liền Nhật Bản tập trung chiến lược "Mỹ tiến"  - Ảnh 4.

Cup Noodles Stir Fry là sản phẩm sáng tạo, mang nét khác biệt với cách người Mỹ nấu mì, đã gây nên tiếng vang cho Nissin tại thị trường quan trọng này. (Nguồn: Nissin Food).

Hiện Nissin công bố đang cố gắng nâng doanh số các sản phẩm cao cấp lên trong khoảng 40- 50%, từ mức 30% hiện tại, bằng cách giới thiệu các mặt hàng mới có giá trên 2 USD/sản phẩm.

Tại châu Mỹ, bao gồm Mỹ, doanh số từ tháng 4-12/2019 của Nissin đã tăng 5% so với cùng kì năm ngoái, lên 48,5 tỉ yen, với lợi nhuận từ hoạt động là 3,6 tỉ yen.

Nhìn lại mức lợi nhuận 300 triệu yen trong cùng kì năm 2015, có thể thấy được Nissin đã bứt phá mạnh mẽ như thế nào chỉ trong vòng 5 năm.

"Ngay cả trước đại dịch Covid-19 bùng phát, công ty đã xác định mục tiêu trọng tâm của mình là tập trung vào chiến lược đầu tư ở Mỹ", bà Naomi Takagi thuộc SMBC Nikko Securities nhận định.

Cơn sốt mì cốc nở rộ nhờ đại dịch Covid-19, hãng mì ăn liền Nhật Bản tập trung chiến lược "Mỹ tiến"  - Ảnh 5.

(Nguồn: Nikkei Asian Review).

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây tác động mạnh mẽ đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, khi ngày một nhiều doanh nghiệp tại quốc gia này buộc phải sa thải nhân viên. Vì vậy, các sản phẩm Cup Noodles với giá thành rẻ hơn của Nissin đang dần chiếm niềm tin của những người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn.

Nikkei Asian Review nhận định: "Nếu chiến lược chú trọng sản phẩm cao cấp của Nissin gặp vấn đề, thì hãng sẽ phải chứng minh sự vượt trội của mình so với các đối thủ tầm trung tại thị trường Mỹ".

Giá cổ phiếu của Nissin đã tăng lên mức cao kỉ lục 9,440 yên vào ngày 27/3.

Đóng cửa phiên giao dịch tuần trước, giá trị thị trường ghi nhận ở mức 931,2 tỉ yên.

Bốn năm trước, CEO của Nissin, ông Koki Ando đã đặt ra mục tiêu định giá cho năm tài khóa 2020 là 1.000 tỉ yen, và có vẻ như mục tiêu này ngày càng gần trong tầm với của hãng khi đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là tại Mỹ, thị trường mà hãng đang đặt mục tiêu lớn.


chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.