Các ngân hàng chuẩn bị tinh thần cho kịch bản thu nhập 'bốc hơi' vì đại dịch Covid-19

Các ngân hàng đầu tư trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ khoản ​​thu nhập hàng năm sẽ bị xóa sổ bởi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu Covid-19. Trong đó, nhóm ngân hàng châu Âu được cho là sẽ chịu tổn thất lớn hơn so với các đối tác tại Mỹ.
Các ngân hàng đầu tư chuẩn bị tinh thần cho kịch bản thu nhập "bốc hơi" do đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các ngân hàng lớn toàn cầu đang chuẩn bị cho một năm thu nhập "bốc hơi" vì đại dịch Covid-19, người chật vật sống còn, kẻ chờ đợi thời cơ. (Nguồn: Biusiness Insider).

Theo báo cáo kết hợp mới của hai công ty tư vấn Oliver Wyman và Morgan Stanley, cho dù kịch bản "hồi phục kinh tế nhanh chóng" tốt nhất hiện tại có thể xảy ra, phải mất khoảng 6 tháng để mọi thứ có thể trở lại bình thường. 

Điều này được dự báo sẽ dẫn đến mức giảm lợi nhuận đến 100% trong năm 2020, tổn thất tín dụng sẽ nằm trong khoảng từ 30 tỉ USD đến 50 tỉ USD.

Trong một kịch bản bi quan hơn, mà các nhà kinh tế gọi tên là "cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc toàn cầu", thì có thể sẽ mất 1 năm hoặc hơn mới có thể đưa mọi thứ quay lại.

Những ngân hàng yếu hơn sẽ hứng chịu khoản thua lỗ rất lớn. Cụ thể, tổn thất tín dụng tăng vọt dự kiến trong khoảng từ 200 tỉ USD lên 300 tỉ USD.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ngành ngân hàng toàn cầu đã xây dựng thành công các nền tảng vốn, đồng thời đạt được mức thanh khoản mạnh mẽ.

Các ngân hàng đầu tư chuẩn bị tinh thần cho kịch bản thu nhập "bốc hơi" do đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính lớn gần kề, các ngân hàng đầu tư châu Âu được nhận định là lép vế hơn so với các đối thủ ở Mỹ. (Nguồn: Bangkok Post).

"Lợi nhuận ngành ngân hàng chưa bao giờ bị giảm xuống một mức thấp như vậy mỗi khi một sự kiện căng thẳng tài chính quan trọng xảy đến", ông Magdalena Stoklosa - Morgan Stanley, nhận định trong báo cáo ông cộng tác với James Davis thuộc Oliver Wyman.

"Phản ứng phòng vệ đầu tiên của các ngân hàng là dự phòng trước lợi nhuận của mình", ông viết.

"Các áp lực về thu nhập có thể tiết lộ những điểm yếu về cấu trúc trong một số mô hình kinh doanh... Khoảng cách về hiệu suất sẽ rộng hơn. Yếu tố điều khiển lợi nhuận lớn nhất trong thời điểm này là qui mô của các ngân hàng", ông khẳng định.

Điều này có nghĩa là các ông lớn tài chính Phố Wall ngày càng chiếm ưu thế, vì có qui mô lớn, sẽ có khả năng lợi dụng cuộc khủng hoảng để giành thêm thị phần từ các ngân hàng qui mô nhỏ hơn ở châu Âu.

Ngân hàng Deutsche Bank và Commerzbank của Đức là những ứng cử viên được cho là sẽ chịu tổn thương lớn nhất trong số các ngân hàng lớn, có rất ít hoặc hầu như không có lợi nhuận để bù đắp cho một làn sóng khách hàng vỡ nợ sắp tới.

Trong khi đó, ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) và ngân hàng UBS là những đại diện có vị thế tốt nhất, để đối phó với khủng hoảng sắp tới ở châu Âu.

Phần lớn là do họ đã chuyển từ chú trọng vào các hoạt động của ngân hàng đầu tư sang quản lí tài sản.

Các ngân hàng đầu tư chuẩn bị tinh thần cho kịch bản thu nhập "bốc hơi" do đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Deutsche Bankvà Commerzbank của Đức sẽ là những ngân hàng có khả năng chịu tổn thương lớn nhất bởi tác động của cuộc khủng hoảng. (Nguồn: Bloomberg).

Trong bối cảnh nền kinh tế bị gián đoạn do nhiều quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa để ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan, khả năng chống chọi và phục hồi của các ngân hàng đang được theo dõi rất chặt. Một số lượng kỉ lục các công ty đang buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía các chính phủ.

Chính phủ và ngân hàng trung ương đã công bố nhiều biện pháp để hỗ trợ cho người cho vay, bao gồm quyết định giải phóng 500 tỉ USD vốn, thông qua việc tạm thời nới lỏng các qui định, và bơm hàng nghìn tỉ USD cho vay tài chính giá rẻ vào hệ thống.

"Mặc dù có sự hỗ trợ từ phía các chính phủ, chúng tôi vẫn phải chú trọng đến kịch bản thu nhập xấu hơn, thay vì chỉ dự báo các ngân hàng sẽ ghi nhận thu nhập giảm xuống dưới mức yêu cầu vốn của họ", ông Stoklosa nói.

Các ngân hàng đầu tư chuẩn bị tinh thần cho kịch bản thu nhập "bốc hơi" do đại dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Dù luôn chuẩn bị trước cho các sự kiện khủng hoảng diễn ra, châu Âu rõ ràng vẫn chưa chuẩn bị đủ cho cuộc khủng hoảng sắp tới. (Nguồn: New York Times).

Theo báo cáo, trong 5 năm qua, các ngân hàng cho vay giá trị lớn luôn ghi nhận mức lợi nhuận trung bình trên vốn chủ sở hữu từ 9 đến 10%.

Ở trường hợp khả quan nhất, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022, giá trị này dự kiến sẽ giảm xuống một nửa còn 4 đến 5%. Mức "tốt nhất" này thấp hơn một nửa so với tỉ lệ sinh lợi 10% mà các nhà đầu tư thường nhắm đến, trong đó các ngân hàng yếu nhất có thể ghi nhận lợi nhuận 0% hoặc thậm chí âm.

Với hệ thống ngân hàng thuộc khu vực đồng euro, họ đang bước vào cuộc khủng hoảng này với tình hình đặc biệt yếu.

Báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu tuần trước cho thấy lợi nhuận trung bình của hệ thống đã giảm xuống 5,2% trong năm 2019, ít hơn một nửa so với các đối thủ của họ ở Mỹ.

Mức hiệu suất này thúc đẩy "những lời kêu gọi tăng cường các thay đổi chiến lược quan trọng, có khả năng đóng vai trò là chất xúc tác cho sự hợp nhất giữa các ngân hàng đầu tư châu Âu và các ngân hàng chú trọng nguồn vốn cấp 2", báo cáo cho biết.

Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ngân hàng không còn có thể bù đắp mức lợi nhuận sụt giảm thông qua cắt giảm hàng tỉ chi phí. Nguyên nhân là do các chi phí cố định, chi phí tuân thủ và chi phí công nghệ tăng lên.

Các ngân hàng đầu tư chuẩn bị tinh thần cho kịch bản thu nhập "bốc hơi" do đại dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2020 được nhận định là sẽ khác hoàn toàn, và thậm chí còn có tác động khủng khiếp hơn so với kịch bản khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. (Nguồn: RFI).

Ngoài ra, giữa tình hình khẩn cấp về an toàn sức khỏe cộng đồng, các ngân hàng khó có thể theo đuổi việc cắt giảm chi phí thông qua các khoản dự phòng, báo cáo nhận định.

Nhân hàng HSBC cho biết họ sẽ trì hoãn phần lớn các khoản dự phòng cho việc tái cấu trúc. Một số ngân hàng có thể phải bán tài sản hoặc từ bỏ cuộc chơi, báo cáo cho biết thêm.

Với hệ thống các ngân hàng đầu tư, sự suy yếu trong thị trường giao dịch và thị trường vốn có khả năng bù đắp được một phần bởi sự tăng vọt trong doanh thu giao dịch trong các biến động ban đầu.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại và công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán sẽ chịu cú đòn ảnh hưởng do lãi suất toàn cầu đạt mức thấp kỉ lục, khiến lợi nhuận của họ giảm xuống đáng kể.