Doanh thu công ty đằng sau bộ truyện 'Thần Đồng Đất Việt' giảm sút sau tranh chấp bản quyền nhân vật

Doanh thu của Phan Thị đang có chiều hướng đi xuống trong vài năm gần đây nhưng mức lợi nhuận ròng của công ty khá ổn định.

Thời điểm cuối tháng 11/2020, tại một sự kiện về truyện tranh, ông Phạm Gia Nhật Linh, đạo diễn phim Trạng Tí khẳng định đội ngũ sản xuất đã làm việc với công ty Phan Thị để đưa các nhân vật trong bộ truyện "Thần Đồng Đất Việt" lên màn ảnh lớn.

Phan Thị vốn là công ty chịu trách nhiệm phát hành bộ truyện Thần Đồng Đất Việt trong nhiều năm. Tuy nhiên bản quyền các nhân vật trong bộ truyện Thần Đồng Đất Việt vốn là một vấn đề gây tranh cãi trong 12 năm giữa họa sĩ Lê Linh (nguyên đơn) và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, cựu Giám đốc Phan Thị (bị đơn).

Tới tháng 9/2019, Tòa phúc thẩm đã tuyên nguyên đơn là họa sĩ Lê Linh là người thắng cuộc trong những tranh chấp với bà Hạnh.

Công ty đằng sau bộ truyện 'Thần Đồng Đất Việt' kinh doanh ra sao sau tranh chấp bản quyền nhân vật - Ảnh 1.

Họa sĩ Lê Linh tố Phan Thị từng dùng tên ông để đăng kí cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu vào năm 2010. (Ảnh: Lê Linh).

Cụ thể, Hội đồng xét xử xác định ông Lê Linh (tên thật là Lê Phong Linh) là người duy nhất tham gia vào việc vẽ 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu ẹo, Dần béo và Cả Mẹo. Trong khi đó, bà Hạnh chỉ là người góp ý để hoàn thiện tác phẩm. Ông Linh cũng được tuyên bố là tác giả duy nhất (bà Hạnh không phải là đồng tác giả).

Tuy nhiên tới ngày 1/12, ông Lê Linh đăng tải một thông tin trên mạng xã hội tố công ty Phan Thị đã sử dụng bút danh Lê Linh để đăng kí nhãn hiệu độc quyền dù từng phủ nhận điều này trong phiên tòa.

"Trước đây tại phiên tòa sơ thẩm vụ Thần Đồng Đất Việt, khi kiểm sát viên Trần Lệ Thủy hỏi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Vân Nam (người đại diện của Công ty Phan Thị) đã khẳng định Phan Thị không hề làm việc đó", họa sĩ Lê Linh nói.

Ở phần bình luận, một lần nữa ông Lê Linh khẳng định việc đội ngũ sản xuất phim Trạng Tí làm việc với công ty Phan Thị.

Về nguyên tắc, sau khi đưa lên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ, một đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi không phát sinh tranh chấp hay bị bên nào phản đối trong một thời gian nhất định.

Đơn đăng kí ghi rõ thời gian nộp đơn là 9/7/2020, thời điểm bà Hạnh còn là đại diện pháp luật và Giám đốc của Phan Thị. Tuy nhiên, theo Cổng đăng kí Doanh nghiệp Quốc gia, bà Hạnh đã rút toàn bộ vốn khỏi công ty và cũng không còn là người đại diện pháp luật.

Cụ thể, vào tháng 3/2019 sau khi phiên xét xử sơ thẩm vụ việc tranh chấp bản quyền 4 nhân vật trong bộ truyện Thần Đồng Đất Việt kết thúc, bà Hạnh đã chuyển giao toàn bộ 54,9% cổ phần, tương đương 8,78 tỉ đồng vốn (vốn điều lệ Phan Thị đăng kí là 16 tỉ đồng) cho bà Nguyễn Thị Lan Nhã.

Công ty đằng sau bộ truyện 'Thần Đồng Đất Việt' kinh doanh ra sao sau tranh chấp bản quyền nhân vật - Ảnh 2.

Tạo hình bộ phim Trạng Tí chuyển thể từ bộ truyện Thần Đồng Đất Việt. (Ảnh: Studio86).

Đồng thời, bà Nhã cũng thay thế bà Hạnh nắm vai trò người đại diện pháp luật và Giám đốc công ty.

Theo thông tin chúng tôi có được, tình hình kinh doanh của công ty Phan Thị trong vài năm trở lại đây tương đối ổn định. Cụ thể, trong 3 năm tài chính gần nhất, mức lãi/lỗ ròng đều dưới 100 triệu đồng (năm 2017 lãi 50 triệu đồng; 2018 lãi 75 triệu đồng; 2019 lỗ 17 triệu đồng).

Doanh thu thuần từ kinh doanh của Phan Thị cũng đang có dấu hiệu đi xuống. Năm 2016, công ty kiếm về 11,6 tỉ đồng. Tới năm 2017, doanh thu giảm xuống còn 10,4 tỉ và trong năm tài chính gần nhất (2019), công ty chỉ thu về 6,6 tỉ đồng.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.