Đơn giản thủ tục cấp phép xây dựng

Các đại biểu Quốc hội kiến nghị như vậy tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng ngày 18/11.
 - Ảnh 1.

Công trình sai phạm số 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội. (Ảnh: NAM TRẦN)

Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội đề xuất quy định rõ trường hợp dự án, công trình được miễn giấy phép xây dựng (GPXD) để tránh bị lạm dụng, buông lỏng quản .

Theo quy định hiện hành, nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng ở địa bàn chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị được phê duyệt thuộc đối tượng miễn cấp GPXD. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng ở nông thôn, đặc biệt là khu vực giáp ranh với đô thị, khu vực có định hướng phát triển đô thị... thời gian qua đã bộc lộ hạn chế, cần điều chỉnh.

Liên quan đến đề xuất này, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (TP HCM) cho rằng tại TP HCM, nếu không thực hiện cấp GPXD ở khu vực nông thôn chỉ vài ngày thì việc xây dựng nhà sẽ rầm rộ như "nấm mọc sau mưa". Do đó, bà Tuyết đề nghị cần phải có quy định để phân biệt giữa những vùng thuần túy nông thôn và những vùng nông thôn trong đô thị lớn để đảm bảo quản , sử dụng đất hiệu quả, không phá vỡ quy hoạch xây dựng vùng nông thôn thuộc đô thị.

Về trật tự xây dựng, đại biểu Nguyễn Việt Dũng (TP HCM) đề nghị phải giữ nghiêm trật tự xây dựng, không để xảy ra những trường hợp như tòa nhà 8B Lê Trực (Hà Nội) và không nên "phạt để tồn tại". 

Ngoài ra, đại biểu Dũng còn cho rằng bài toán quy hoạch đô thị hiện nay đang có thực trạng bêtông hóa từ trong hẻm ra ngoài đường, hụt lượng nước ngầm, do đó dẫn đến mưa xuống thì ngập lụt và TP ngày càng lún.

Vì vậy, ông Dũng đề nghị cần phải quy định bằng luật để có không gian xanh, vừa bảo vệ môi trường vừa chống ngập.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cho rằng hiện có rất nhiều thủ tục về cấp GPXD. Nhìn quy định tưởng chặt chẽ nhưng thực tế rất rườm rà, gây khó khăn cho người dân. Do vậy, ông Hiền đề nghị cần cải cách quy định cấp phép cho người dân tiện lợi nhất nhưng Nhà nước quản hiệu quả.

Cũng trong ngày 18/11, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều, nhiều đại biểu kiến nghị bỏ quy định bổ sung thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương ra khỏi dự thảo luật này. 

Theo đại biểu Phạm Trí Thức (phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội), việc thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai không thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Nếu đưa vào luật, Quốc hội lại làm thay thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng. Quỹ này cũng trùng với nội dung chi của quỹ phòng chống thiên tai và chi từ dự phòng ngân sách nhà nước. Mặt khác, theo ông Thức, nếu thành lập quỹ sẽ làm "phình" bộ máy.

Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị không nên đưa các loại quỹ vào luật. Theo ông Dung, Quốc hội nên giao Chính phủ rà soát các loại quỹ, nhất là quỹ hội. Nhiều hội thu quỹ lớn, bao gồm quỹ quốc tế, quỹ trong nước nhưng hoạt động thế nào không ai biết. 

"Như bộ tôi hiện nay có 38 loại quỹ nhưng bộ trưởng không nắm được quỹ gì. Nghị định quy định bộ trưởng làm quản nhà nước nhưng quy định quản hội, quỹ thế nào không có. Muốn thanh tra, kiểm tra thì không có quyền" - ông Dung nêu thực trạng "loạn quỹ".

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.