Những người biểu tình cầm ảnh của nhà báo Khashoggi trong cuộc tuần hành tại Istanbul. (Ảnh: AFP). |
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23/10 cho biết visa của 21 công dân Mỹ bị cho là có liên quan tới vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích có thể sẽ bị thu hồi hoặc không còn hiệu lực trong tương lai.
Đây là một phần trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan tới vụ việc của nhà báo Ả rập Xê út.
Trong thông cáo gửi báo chí, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington đang “xem xét” các phương án để áp lệnh trừng phạt.
“Những đòn trừng phạt này chưa phải là phản ứng cuối cùng của Mỹ trong vấn đề này. Chúng tôi đã tuyên bố rất rõ rằng Mỹ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động tàn nhẫn nào nhằm bịt miệng nhà báo Khashoggi thông qua bạo lực”, ông Pompeo nói.
Ông Khashoggi, một nhà báo làm việc cho Washington Post và định cư lâu dài tại Mỹ, được nhìn thấy xuất hiện lần cuối cùng khi bước vào lãnh sự quán Ả rập Xê út tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/10.
Ả rập Xê út cho đến nay vẫn xác nhận ông Khashoggi thiệt mạng trong một vụ ẩu đả tại lãnh sự quán, trong khi phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Ả rập Xê út đã cử người tới sát hại nhà báo.
Theo Ngoại trưởng Pompeo, Mỹ đang làm việc với cả các cơ quan tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ và Ả rập Xê út để thu thập thông tin nhằm làm rõ vụ việc.
Ông Pompeo khẳng định chính quyền Trump sẽ không nghe theo bất kỳ bên nào mà sẽ tự tìm hiểu về diễn biến vụ việc.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng nói rằng Ả rập Xê út vẫn là đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông và quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển.
“Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Ả rập Xê út. Cả tổng thống và tôi đều không hài lòng với tình hình hiện nay. Các lợi ích chiến lược chung của chúng tôi với Ả rập Xê út sẽ còn nguyên vẹn”, ông Pompeo nói.
Các hoạt động của nhà báo Ả rập trước khi mất tích
Nhà báo Khashoggi từng công khai chỉ trích chính quyền Ả rập Xê út và Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ vụ việc của nhà báo này có liên quan tới Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman.
Washington Post đề nghị Mỹ không chỉ áp lệnh trừng phạt với Ả rập Xê út mà còn với cả Thái tử bin Salman.
Về mặt pháp lý, Nhà Trắng được yêu cầu tiến hành cuộc điều tra về cái chết của nhà báo Khashoggi theo đạo luật Magnitsky toàn cầu năm 2016 nhằm trừng phạt những đối tượng mà Mỹ cho là vi phạm nhân quyền.
Cho đến nay, chính quyền Trump vẫn phớt lờ những lời kêu gọi của các chính trị gia Mỹ nhằm chấm dứt các thương vụ mua bán vũ khí với Ả rập Xê út.
Tổng thống Trump hôm qua đã chia sẻ với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng ông có những trở ngại nhất định nếu muốn trừng phạt Ả rập Xê út - quốc gia trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông.
Ông Trump cho biết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về những ai phải chịu trách nhiệm trong vụ nhà báo Khashoggi sau khi Giám đốc CIA Gina Haspel và các quan chức khác của Mỹ trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Trump khẳng định ông vẫn phản đối việc dừng bán vũ khí cho Ả rập Xê út. Ông cũng cho biết sẽ hỏi ý kiến quốc hội để quyết định xem có trừng phạt Ả rập Xê út hay không.
“Tôi muốn nói rằng Nga và Trung Quốc sẽ rất vui khi thấy điều đó. Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta đang tự làm tổn hại chính mình”, ông Trump nhấn mạnh.
Vụ nhà báo Ả Rập Saudi bị sát hại: Thi thể 'bị hủy mặt cuộn trong tấm thảm'
Đài Sky News hôm 23/10 dẫn hai nguồn tin cho biết thi thể bị cắt lìa và khuôn mặt bị biến dạng của nhà báo ... |
Tìm thấy các phần thi thể của nhà báo Khashoggi
Các phần thi thể của nhà báo Jamal Khashoggi đã được tìm thấy dưới đáy giếng tại lãnh sự quán Ảrập Xêút ở Istanbul, một ... |
Những hình ảnh cuối cùng của nhà báo Khashoggi trước khi bị sát hại
Truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đưa ra những hình ảnh được lấy từ các camera an ninh về nhà báo Jamal ... |