Dự án Sân bay Long Thành có hơn 11.000 tỉ trong tài khoản nhưng mới 'tiêu' 300 tỉ, Cục Hàng không khẳng định đang đẩy mạnh đầu tư

Cục Hàng không cho biết đang đẩy mạnh các hình thức đầu tư để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ hàng không tại sân bay Long Thành, trong đó có cả đào tạo nhân lực.

Tài khoản có hơn 11.000 tỉ đồng, Cục Hàng không nói đang đẩy mạnh đầu tư Sân bay Long Thành

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị này và các cơ quan chuyên môn đang triển khai hàng loạt biện pháp để khắc phục tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến của các hãng bay trong nước.

Đại diện Cục Hàng không khẳng định cơ quan chức năng đã và đang huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng, công nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ, cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không.

photo-1-15592719626551239127982

Cục Hàng không cho biết đang đẩy mạnh hình thức đầu tư để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ hàng không tại sân bay Long Thành. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Đặc biệt, Cục Hàng không cho hay đang đẩy mạnh các hình thức đầu tư để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ hàng không, trong đó tập trung vào 2 dự án quan trọng là Nhà ga T3 của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) và Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai).

Dù vậy, tại cuộc họp với các Bộ ngành mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc giải ngân vốn đầu tư công tại sân bay Long Thành đang gặp nhiều khó khăn. 

Cụ thể, Cảng hàng không quốc tế Long Thành có kế hoạch hỗ trợ đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng 11.490 tỉ đồng nhưng giải ngân đến nay mới 300 tỉ đồng.

Thủ tướng cho biết thêm đã có khoản vốn trên 11.000 tỉ đồng chuyển về tài khoản, nhưng đến nay các Bộ ngành vẫn nói để tháng 10 sang năm sau mới thực hiện. Điều này càng khiến các dự hàng không lớn đang phải trì trệ, trong khi nhu cầu xã hội cho dịch vụ hàng không lại rất cao.

Sẽ điều phối hoạt động bay, phát huy năng lực hạ tầng hàng không

Ngoài ra, Cục Hàng không cũng cho biết thêm về cơ sở pháp lí, đơn vị đang hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, kết hợp với việc tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực, mô hình tổ chức của Nhà chức trách hàng không Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.

san_bay_17_zing-crop

Các đơn vị ngành hàng không phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị quân sự nghiên cứu, áp dụng chính sách và phương thức quản lí, sử dụng vùng trời linh hoạt.

Song song đó hoàn thiện quy chế điều phối, phân bổ thời gian cất và hạ cánh tại cảng hàng không để phát huy tối đa hiệu quả, năng lực hiện có của cơ sở hạ tầng hàng không, kéo dãn thời gian bay đối với các chuyến bay đi và đến các cảng hàng không cửa ngõ, vào các khung giờ, các mùa cao điểm.

Cục Hàng không cũng cho biết thêm một mô hình đang thực hiện thành công hiện nay tại sân bay Tân Sơn Nhất là các hãng bay tăng cường các giải pháp công nghệ, như kios check-in, mobile check-in, nhằm giảm lượng khách đến quầy làm thủ tục... 

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng đang triển khai thực hiện hàng loạt các dự án cải tạo, nâng cấp nhà ga, sân đỗ máy bay, sửa chữa đường băng, đường lăn; tổ chức lại các khu vực dịch vụ phi hàng không trong nhà ga…

Vì sao các hãng bay liên tục huỷ chuyến, "delay"?

Báo cáo mới đây của Cục Hàng không cho biết trong 5 năm qua, tính từ 2015 đến hết tháng 8/2019, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện tổng cộng hơn 1,24 triệu chuyến bay. Trong đó, số chuyến bay bị chậm chiếm tỉ lệ 14,3% và 5.565 chuyến bay bị hủy, chiếm 0,4%. 

Bên cạnh thời tiết, khó khăn tại sân bay địa phương, Cục Hàng không cho hay tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng đang là nguyên nhân khiến việc điều phối bay bị ảnh hưởng. 

Ảnh chụp Màn hình 2019-09-30 lúc 21

Jetstar Pacific dẫn đầu về tỉ lệ chậm và huỷ chuyến của các hãng bay Việt Nam. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Cụ thể, các dự án xây mới nhà ga tại các cảng hàng không cửa ngõ như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng... được thực hiện tại các thời điểm cách xa nhau, trong khi đây là các sân bay được các hãng hàng không lựa chọn làm căn cứ. 

Tỉ trọng khai thác trục Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM hoặc có đường bay quốc tế qua 3 điểm này luôn chiếm trên 90%, là nguyên nhân trực tiếp xảy ra tình trạng quá tải từ điểm nọ sang điểm kia.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh của hãng hàng không tư nhân đã tạo ra xu thế vận chuyển mới, ngành hàng không đạt mức tăng trưởng "nóng" trong nhiều năm liên tiếp (giai đoạn 2014-2018 hàng không đạt mức tăng trưởng trung bình 20,5%/năm). Việc các hãng bay tư nhân ồ ạt ra đời kéo theo đó là "cuộc chiến" nâng cấp quy mô đội bay về số lượng khiến sân bay thêm quá tải và xuống cấp.

Lãnh đạo của Cục Hàng không cũng thẳng thắn thừa nhận tình trạng chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không đang gây nhiều bức xúc cho hành khách, ảnh hưởng hình ảnh và sức cạnh tranh của toàn ngành. 

Vì vậy, đơn vị này đang tích cực cải thiện từ cơ sở pháp lí, điều hành bay đến giải quyết ách tắc cơ sở hạ tầng nâng cao tỉ lệ bay đúng giờ của các hãng hàng không trong nước.