Dự án sắt Thạch Khê: Người dân khu tái định cư 6 năm trời 'loay hoay' tìm đường sống

Sau gần 6 năm nhường đất cho mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á hoạt động, cũng là ngần đó thời gian người dân được định cư về chỗ mới sống trong cảnh khó khăn. Dù chính quyền địa phương đã có nhiều phương án giúp dân nhưng cuộc sống vẫn không thể thay đổi.

Đi 10 km để xin nước về dùng

Vào năm 2011, để mở rộng dựa án TIC đã tổ chức di dời 67 hộ dân xung quanh mỏ về khu tái định cư mới. Sau gần 6 năm di dời, tưởng chừng sẽ có một cuộc sống sung túc hơn, nhưng thực tế thì trái ngược lại hoàn toàn.

Có mặt tại thôn Xuân Trường xã Thạch Đỉnh (Thạch Hà, Hà Tĩnh) khu tái định cư mới của 67 hộ dân, với những ngôi nhà tầng khang trang, chi chít mọc lên. Tưởng chừng, sau nhiều năm di cư nhường đất cho dự án mỏ sắt Thạch Khê sẽ có cuộc sống sung túc, nhưng khi hỏi đến thì tất cả đều tỏ ra ngán ngẩm, chán nản.

Gần 6 năm di dời đến nơi ở mới, cũng là ngần ấy thời gian gia đình anh Phan Công Hương (SN 1986), sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, thiếu việc làm cũng như không có đất để sản xuất.

“Giờ ruộng không, công ăn việc cũng không, để có tiền trang trải cuộc sống qua ngày, toàn bộ đàn ông trong khu đều đi làm thuê cả. Mỗi ngày tôi đi làm chi ít cũng kiếm được 200 ngàn đồng để về lo cho 5 miệng ăn, trong đó 2 đứa con đang ở tuổi ăn học. Nếu như thế kéo dài chúng tôi không biết sống sao?”, anh Hương buồn rầu nói.

Được đề bù với số tiền đền bù hơn 1 tỉ đồng. Sau gần 6 năm, dùng để xây nhà, chia năm sẻ bảy cho các người con. Hiện nay, số tiền đã hết, cuộc sống của đôi vợ chồng ông bà Nguyễn Thị Tụ (SN 1940), lâm vào cảnh khốn cùng. Nợ nần chồng chất, cái ăn, cái mặc cũng bị hạn chế.

du an sat thach khe muon lam cung khong co gi de lam nguoi dan lan mo ve nha cu

Lương thưởng không có, ruộng đất không, nhiều khi hết gạo ông bà Nguyễn Thị Tụ phải đi đong nợ. (ảnh Hoài Nam)

Hỏi đến cuộc sống hiện tại, bà Tụ chán nản: “Bạn bè, con cái có cho đồng nào thì cho để có mua thức ăn, chứ giờ 2 ông bà không làm gì ra tiền. Nhiều hôm hết gạo phải đi đong nợ người ta, nghĩ đến cảnh mà khổ.”.

Bà Tụ kể lại, ngày trước, khi chuyển lên họ hứa hẹn hẹn đủ điều, nhưng lên đây thì không có một thứ gì được đám ứng. Thanh niên trong làng cũng đi học CĐ, ĐH về cũng không có công việc. Giờ nghe tin mỏ sắt ngừng hoạt động, dân không biết phải làm thế nào, trong khi tiền đền bù đất canh tác chưa chi trả.

du an sat thach khe muon lam cung khong co gi de lam nguoi dan lan mo ve nha cu

Gần 6 năm không có nước dùng, người dân phải đi 10km đong từng can nước về sử dụng. (ảnh Hoài Nam)

Cùng chung nỗi khó khăn, ông Nguyễn Phúc Vị (SN 1955), trú tại thôn Xuân Trường cho biết, gia đình đã nhiều lần khoan giếng nhưng bị nhiễm phèn quá nặng, nên không thể sử dụng được.

“Chúng tôi đang cần nguồn nước sạch, 6 năm trôi qua, đi xin, đi lấy từ chỗ khác nhiều lần cũng bị họ chửi cho. Nhất là mùa hè, cứ 2 ngày lại kéo xe đi chở nước về dùng. Gần 6 năm trời rồi, cứ như thế này kéo dài dân chúng tôi biết sống sao?”.

Chán nhà mới, quay lại nhà cũ

Vì mỏ sắt tạm ngừng hoạt động trong một thời gian khá dài, nhận thấy cuộc sống tại chỗ mới quá khổ, khó khăn chồng chất khó khăn. Để có thể ổn định cuộc sống, kiểm tiền trang trải, nhiều hộ dân đã bất chấp quay lại nhà cũ để chăn nuôi kiếm sống.

du an sat thach khe muon lam cung khong co gi de lam nguoi dan lan mo ve nha cu

Do chỗ khu tái định cư quá khổ, gia đình bà Nguyễn Thị Hải quyết quay lại nhà cũ để canh tác. (ảnh Hoài Nam)

Dù đã được đền bù, được chuyển đến nơi chỗ mới, có điện, có nhà cửa khang trang tuy nhiên vợ chồng bà Nguyễn Thị Hải (SN 1973) vẫn quyết quay lại khu nhà cũ để chăn nuôi lại con gà, con vịt.

“Ngoài đó có gì đâu mà làm, cứ ngồi nhìn ra như thế chúng tôi lấy gì mà ăn. Con cái đang ở tuổi ăn tuổi học, dù vào đây cứ một mình sống giữa vùng hoang mạc, bỏ hoang này cũng sợ lắm, nhưng chúng tôi không còn cách nào nữa!”, bà Hải Tâm sự.

Hiện nay, việc chi trả tiền đền bù còn chưa hết, nên gia đình ông Pham Công Báu, trú tại xóm 1 (cũ) xã Thạch Đỉnh vẫn sống tách biệt một mình giữa khu rừng trống vắng.

“Họ chưa chi trả hết tiền đền bù nên tôi chưa đi. Hỏi phía chính quyền xã thì mỏ sắt chưa trả, hỏi mỏ sắt thì trả rồi, tôi chả biết làm gì bây giờ. Mặc dù ở đây sống biệt lập một mình buồn bã, hiu quạnh nhưng vì đang khó khăn, biết làm thế nào?”, ông Báu nói.

du an sat thach khe muon lam cung khong co gi de lam nguoi dan lan mo ve nha cu

Chưa được nhận hết tiền đền bù, nên gia đình ông Báu vẫn sống tại chỗ cũ chưa di dời đi. (ảnh Hoài Nam)

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch xã Thạch Đỉnh cho biết, cuộc sống của những người dân tại khu tái định cư rất cực khổ. Chính quyền đã có những biện pháp là đề nghị xuống huyện, giúp đỡ người dân, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Theo ông Hồng, nếu dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, gây hoang phí tài nguyên: “Mỏ thì đã di dời dân hết, dân đi rồi, giờ chỉ còn lại bãi hoang. Nếu ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, gây hoang phí tài nguyên”.

Ông Hồng cho biết, hiện nay có nhiều hộ dân di dời vào chỗ cũ để sinh sống hoạt động là sai, vì đất đã được bàn giao hết cho mỏ sắt Thạch Khê.

du an sat thach khe muon lam cung khong co gi de lam nguoi dan lan mo ve nha cu
Sau 9 năm dậm chân tại chỗ, giờ đây mỏ sắt Thạch khê giống như một bãi sa mạc hoang. (ảnh Hoài Nam)

Được biết, dự án khai thách đầu tư vào mỏ sắt Thạch Khê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, do Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư.

Ngày 29/12, thông tin từ đại diện Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, mới đây, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã thông báo kết luận những vấn đề liên quan đến dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và kiến nghị tiếp tục dừng triển khai dự án vì còn nhiều bất cập.

Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện tổ hợp dự án khai thác và chế biến quặng mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) do CTCP Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư.

Với vai trò là cổ đông chi phối tại TIC, TKV kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê trong năm 2016 và cho hoãn tiền nộp thuế cấp quyền khai thác khoáng sản trong giai đoạn xây dựng cơ bản năm 2017 – 2018.

Trước những đề xuất nói trên của TKV, vào ngày 22/12, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã phát đi bản thông cáo kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Dự án khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này.

Theo kết luận, khai thác mỏ sắt Thạch Khê nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội là nguyện vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi, nhưng từ sau khi khởi công (9/2009), dự án triển khai có quá nhiều yếu kém, bất cập chưa được giải quyết.


Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào lúc 13h30 ngày 03/06/2025 tại Khách sạn L7 West Lake Hanoi by LOTTE, TP Hà Nội.

Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả Việt Nam Mới. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.

chọn
Đề xuất phương án khơi thông dòng vốn ách tắc theo lượng bất động sản khổng lồ thế chấp ở ngân hàng
Các chuyên gia đưa ra những phương án để giải bài toán phức tạp mà thị trường đang phải đối mặt là việc xử lý khối tài sản bảo đảm khổng lồ là bất động sản kẹt trong hệ thống ngân hàng.