Dự án Tây Hồ Residence thế chấp ngân hàng, người mua nhà cần lưu ý gì để tránh rủi ro?

Theo Sở TN&MT, chủ đầu tư Handico 7 đã thế chấp hai tòa nhà Sun và Moon tại dự án Tây Hồ Residence từ tháng 4.

Hai tòa Sun và Moon tại Tây Hồ Residence đang thế chấp ngân hàng

Tây Hồ Residence là dự án chung cư cao cấp do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phát triển Nhà số 7 (Handico 7) Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án có vị trí tại mặt đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ với tổng diện tích khu đất 24.000 m2 ha. Được biết, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 4.500 tỉ đồng.

Dự án gồm 4 tòa chung cư, hai tòa trong số đó đã đi vào hoạt động từ năm 2014. Hiện, Handico 7 đang mở bán hai tòa còn lại thuộc phân khúc cao cấp là tòa nhà CT1A, CT1B (tòa Sun và Moon).

a

Hai tòa Sun và Moon tại Tây Hồ Residence đang thế chấp ngân hàng. (Ảnh: Bảo Trâm)

Dự án đầu tư xây dựng công trình cao tầng CT1A, CT1B đã được Sở Xây dựng có văn bản chấp thuận bất động sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh theo qui định đến năm 2018.

Tuy nhiên, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, vào hồi tháng 4 năm nay, công trình hai tòa chung cư cao tầng CT1A và CT1B lại xuất hiện trong danh sách các dự án đã thế chấp.

Theo đó, chủ đầu tư Công ty CP Handico 7 đã thế chấp quiền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai tại hai tòa chung cư cao tầng CT1A và CT1B.

Dự án Tây Hồ Residence thế chấp ngân hàng, người mua nhà cần lưu ý gì để tránh rủi ro? - Ảnh 2.

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội

Theo Báo Môi trường và Đô thị Việt Nam đưa tin hồi tháng 5, ông Nguyễn Mạnh Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Handico 7 có thừa nhận việc thế chấp hai tòa nhà CT1A và CT2B của dự án Tây Hồ Residence: "Đúng là mình có thế chấp hai dự án này và thế chấp cho Ngân hàng ACB văn phòng giao dịch Liễu Giai (Ba Đình)." Ngoài ra, ông Minh cho biết việc thế chấp dự án hoàn toàn không dùng vào việc thi công cho dự án.

Người mua nhà cần lưu ý gì để tránh rủi ro?

Việc thế chấp dự án trong đầu tư kinh doanh bất động sản là hoàn toàn bình thường. Theo Điều 147 – Luật Nhà ở năm 2015, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.

Tuy nhiên, Luật này đồng thời qui định trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo qui định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi kí hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.

Việc giải chấp dự án, tùy thuộc vào chủ đầu tư có thể giải chấp toàn bộ dự án hoặc giải chấp từng phần hay từng căn hộ chung cư, song đều phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ hồ sơ, thủ tục làm sổ hồng cho khách hàng trong thời hạn đúng như cam kết trong hợp đồng mua bán.

Do đó, để tránh những tranh chấp với chủ đầu tư sau này trong việc cấp sổ hồng cho căn hộ, khách hàng nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản đã giải chấp căn hộ dự định mua trước khi kí kết hợp đồng mua bán.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.