Dự báo giá heo hơi ngày 1/9: Ba miền sẽ tiếp tục biến động trái chiều?

Giá heo hơi hôm nay (31/8) điều chỉnh trong khoảng 1.000 - 3.000 đồng/kg tại nhiều nơi trên cả nước. Việc lưu thông vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Đồng Nai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Giá heo hơi hôm nay biến động rải rác

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

Giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay tương đối ổn định. Mức giá thấp nhất khu vực là 53.000 đồng/kg, ghi nhận tại tỉnh Tuyên Quang. Nhỉnh hơn một giá, 8 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình đang giao dịch với giá là 54.000 đồng/kg. Riêng tỉnh Bắc Giang điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, hiện thu mua tại mốc 55.000 đồng/kg.

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi ghi nhận tăng nhẹ tại một số địa phương. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa tăng 1.000 đồng/kg, đưa giá giao dịch lên mức 54.000 đồng/kg, ngang bằng với Nghệ An và Hà Tĩnh. Mức giá cao nhất khu vực là 55.000 đồng/kg, ghi nhận tại ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Ninh Thuận. Còn tại tỉnh Bình Định, heo hơi đang được thu mua với giá 50.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Thị trường heo hơi miền Nam ghi nhận giá heo hơi tăng - giảm rải rác ở một vài nơi. Cụ thể, sau khi cùng hạ nhẹ một giá, hai tỉnh Hậu Giang và An Giang lần lượt thu mua với giá là 51.000 đồng/kg và 53.000 đồng/kg. Trong khi đó, Đồng Tháp tăng 3.000 đồng/kg, điều chỉnh lên ngưỡng 54.000 đồng/kg, cùng giá với Kiên Giang. Các tỉnh thành còn lại giữ nguyên giá giao dịch so với hôm qua.

Dự báo giá heo hơi ngày 1/9: Ba miền sẽ tiếp tục biến động trái chiều? - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Vướng mắc về quy định hàng hóa thiết yếu trong chăn nuôi tại Đồng Nai

Thời gian đầu thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu, vật tư… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa có trong danh mục hướng dẫn của Bộ Công thương và một số địa phương khi đăng ký vận chuyển, theo báo Đồng Nai.

Sau khi được các Bộ Giao thông Vận tải, Công thương và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chung tay tháo gỡ, đây là nhóm hàng hóa thiết yếu được ưu tiên lưu thông. Tuy nhiên, thực tế hiện nhiều hàng hóa, vật tư cần thiết cho sản xuất nông nghiệp chưa có trong danh mục và việc vận chuyển khó khăn, ách tắc, gây thiệt hại lớn cho trang trại, cơ sở sản xuất.

Tuy đã có “luồng xanh” trong lưu thông vật tư nông nghiệp nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc. Ông Nguyễn Văn Mẫn, chủ trại chăn nuôi tại huyện Cẩm Mỹ chia sẻ, Nhiều thiết bị, linh kiện máy móc hoặc vật tư sử dụng cho dây chuyền sản xuất nếu thiếu là cả dây chuyền sản xuất tê liệt, thế nhưng việc vận chuyển nhóm hàng này gặp nhiều khó khăn vì không thuộc nhóm hàng thiết yếu.

Ngay cả với các mặt hàng thiết yếu như giống, thức ăn chăn nuôi và nhiều sản phẩm khác, việc vận chuyển qua các chốt kiểm soát dịch có lúc, có nơi cũng không dễ. Việc thực hiện còn cứng nhắc các quy định ở nơi này, nơi khác gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.