Dự báo giá heo hơi ngày 24/2: Ba miền sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong ngày mai?

Giá heo hơi hôm nay (23/2) tại các tỉnh thành giao dịch quanh mức 55.000 đồng/kg. Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến nghị nhà nông nên tăng cường sức khỏe cho vật nuôi trong điều kiện thời tiết giá rét kéo dài.

Giá heo hơi hôm nay giảm rải rác trên toàn quốc

Tại miền Bắc, giá heo hơi hiện dao động trong khoảng 53.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, Bắc Giang và Yên Bái giảm nhẹ một giá, hiện thu mua heo hơi chung mức 55.000 đồng/kg, cùng với Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc và TP Hà Nội. Tương tự, Ninh Bình và Tuyên Quang hiện giao dịch với giá 54.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.

Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận đà giảm rải rác tại một số địa phương trong hôm nay. Trong đó, ba tỉnh Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Ninh Thuận giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 54.000 - 55.000 đồng/kg. Mốc giá cao nhất khu vực hiện là 56.000 đồng/kg, ghi nhận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Bình Định.

Thị trường heo hơi miền Nam giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg trong hôm nay. Trong đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, hai tỉnh TP HCM và Long An hiện thu mua heo hơi chung mốc 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Tiền Giang giảm 2.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi về mốc 55.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại trong khu vực không thay đổi giá mới so với hôm qua.

Dự báo giá heo hơi ngày 24/2: Ba miền sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong ngày mai? - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Tăng cường sức khỏe cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

Theo dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng và thuỷ văn Quốc gia, thời gian tới, thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại, vùng núi cao còn xảy ra hiện tượng băng giá. Để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần quan tâm nhiều vấn đề như chuồng nuôi, thức ăn gia súc, con giống, vệ sinh,...

Cụ thể, chuồng nuôi phù hợp với đối tượng, lứa tuổi vật nuôi, đảm bảo đủ ấm nhưng vẫn phải đủ thông thoáng, sạch sẽ. Mật độ nuôi hợp lý, đặc biệt chú ý chuồng úm gia súc, gia cầm non, theo báo Khuyến nông.

Tốt nhất nhà nông nên dùng bóng/chụp sưởi điện là tốt nhất; khi đốt sưởi bằng củi, trấu, mùn cưa, cần có ống dẫn khói lên cao, ra khỏi chuồng nuôi, không để khói vào chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ vật nuôi.

Đảm bảo chuẩn bị thức ăn đầy đủ, đảm bảo chất lượng và số lượng. Người chăn nuôi cần chủ động trồng, dự trữ thức ăn thô xanh như phơi khô, ủ chua cỏ, cây ngô, rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Tuỳ đối tượng vật nuôi, điều kiện thời tiết, có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn nên tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm ngặt công tác cách ly, ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và ngược lại. Cách ly và kiểm soát vật nuôi mới nhập về. Mua con giống từ cơ sở an toàn dịch bệnh và cách ly ít nhất 14 ngày. 

Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi là biện pháp rất hiệu quả trong việc thực hiện chăn nuôi an toàn, việc vệ sinh làm sạch giúp loại bỏ trên 80% mầm bệnh tại trại chăn nuôi.

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.