'Dù biết ngành sư phạm khó xin việc, nhưng em vẫn chọn vì đó là đam mê của em'

Thiếu thốn tình cảm của người cha, mẹ lại bệnh tật không còn khả năng lao động, cô học trò nghèo vẫn quyết tâm vượt khó từng ngày với ước mơ đứng trên bục giảng.
du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em 'Năm nay các cháu được học trong lớp không bị mưa dột nữa rồi'
du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải việc điểm chuẩn ngành Sư phạm thấp kỷ lục
du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em Bộ GD&ĐT muốn tiếp tục triển khai mô hình trường học mới (VNEN)
du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em 'Có thể tạm dừng tuyển sinh viên mới để đào tạo lại giáo viên'

Hiện tại, nhiều trường đại học đang tiến hành cho các em thí sinh trúng tuyển nhập học năm 2017. Trái với tâm lý háo hức đầy phấn khởi của nhiều em khác, trong ánh mắt của Nguyễn Thị Hồng Ngọc - tân sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn đầy lo lắng.

du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em
Cô học trò Nguyễn Thị Hồng Ngọc chưa bao giờ hết hy vọng với ước mơ sư phạm của mình. Ảnh: CTV.

"Vượt khó trăm bề" cùng ước mơ sư phạm

Trường hợp mà chúng tôi đề cập đến là của em Nguyễn Thị Hồng Ngọc - học sinh lớp 12A7 Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc. Em đã xuất sắc thi đỗ vào Khoa Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2017 với số điểm khá cao (27 điểm tổ hợp môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).

Vốn thiếu thốn tình cảm của người cha từ tấm bé, mẹ lại bệnh tật không còn khả năng lao động, cô học trò nghèo vẫn quyết tâm vượt khó từng ngày. Em đã phải đi qua cả một hành trình dài nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng đầy nỗ lực, yêu thương để đến được với ước mơ của mình.

Từ khi sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, Ngọc không được sống vô tư, hồn nhiên như những bạn bè cùng trang lứa. Sống ở một vùng quê thuần nông của xã Hợp Thịnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc), em đã sớm phải đối diện với những lo toan của cuộc sống cùng với mẹ và bà ngoại.

Mẹ của Ngọc bị di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản nên mất khả năng lao động từ nhiều năm nay. Chân tay cứ co giật, đi đứng không vững, chỉ có thể ở nhà quét tước, dọn dẹp và sống nhờ vào trợ cấp xã hội.

Bà Nguyễn Thị Hương (SN 1953 - bà ngoại của Ngọc) chia sẻ: "Cháu Ngọc ở với tôi từ lúc mới sinh đến nay. Mẹ cháu là con gái lớn nhất của tôi nhưng bị bệnh từ nhỏ, không lao động được. Tôi thương cái Ngọc lắm, nó đã chịu nhiều thiệt thòi mất mát từ nhỏ. Bù lại, cháu cũng biết thương bà và mẹ mà vẫn chịu khó học hành chăm chỉ. Ở nhà, cháu vẫn đỡ đần tôi việc lợn gà, bèo cám và làm đồng mỗi khi rảnh".

Cũng theo bà Hương, khi còn là một cô bé, Ngọc đã ý thức được hoàn cảnh đặc biệt của mình nên thường hay buồn tủi. Những khi một mình, em thường trùm chăn khóc, hoặc ghi vào nhật kí rồi lại đem đốt đi. Nhưng khi đứng trước mặt bà và mẹ thì luôn thể hiện mình là một đứa trẻ vui vẻ, mạnh mẽ.

du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em
Ở nhà, Ngọc vẫn thường xuyên giúp đỡ bà và mẹ công việc gia đình. Ảnh: CTV.

Chia sẻ với chúng tôi, Ngọc nói rằng vẫn thấy mình may mắn vì được bà và mẹ yêu thương, đùm bọc. Đây chính là nguồn động lực lớn lao để em hướng về phía trước. Thương mẹ bệnh, thương bà đã già mà vẫn phải gánh gồng vất vả, Ngọc muốn mau trưởng thành để gánh nặng cuộc đời trên đôi vai tần tảo của bà được vơi bớt.

Ngọc đã từng nghĩ rằng, mình sẽ chỉ học đến hết THPT ở trường làng rồi đi tìm việc làm để nuôi bà nuôi mẹ, còn giấc mơ học đại học là quá xa vời. Nhưng được các thầy cô động viên, nhen nhóm, cùng với những thôi thúc cháy bỏng từ bên trong khiến Ngọc lại muốn nỗ lực, vươn lên bằng con đường tri thức.

Năm 2014, Ngọc thi đỗ vào lớp huyên Sử Địa của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Từ mái trường này, em từng bước vững vàng, trưởng thành và theo đuổi đam mê Lịch sử của mình. Nhà cách trường hơn 10 km, Ngọc phải dậy từ 4h30 phút mỗi sáng để nấu cơm mang đi ăn vào buổi trưa tại trường. Tuy vậy nhưng Ngọc chưa đi học muộn buổi nào.

Động lực từ "người mẹ thứ hai"

Qua ba năm học THPT, Ngọc liên tiếp đạt danh hiệu Học sinh khá, giỏi, có giải Khuyến khích và giải Ba HSG tỉnh môn Lịch sử. Trong kì thi THPT quốc Gia 2017, Ngọc đã giành được 27 điểm (Lịch sử 9,5 điểm; Địa lí 9,25 điểm; Văn 8,25 điểm) và đỗ vào khoa Lịch sử của Đại học Sư phạm Hà Nội. Nơi đây em sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê để trở thành một giáo viên Lịch sử yêu nghề, tận tâm như các thầy cô giáo của mình.

Ngoài ra, Ngọc cũng tâm sự: "Thực ra, người mà em vô cùng biết ơn đó chính là cô giáo Nguyễn Thị Minh Hải – cô giáo chủ nhiệm cấp 3 và em coi như người mẹ thứ hai của mình. Cô cũng là người đã truyền cho em tình yêu với môn Lịch sử và tinh thần sống lạc quan, mạnh mẽ. Cô rất nghiêm khắc với Ngọc và với cả lớp, thậm chí còn quát mắng rất nhiều, nên ban đầu học trò đều sợ cô.

Nhưng rồi ai cũng thấm thía, cô sát sao chỉ bảo bởi muốn những đứa con khờ dại này mau khôn lớn, tránh được nhiều những sai lầm vấp váp ở cuộc đời. Riêng với Ngọc, cô thương hơn nên cưu mang, đùm bọc, nuôi nấng. Cô đóng tiền học cho Ngọc để bà ngoại em bớt được một khoản lo, chuyện gì xảy ra với Ngọc cô cũng biết đến đầu tiên và đứng ra với tư cách một người mẹ để xử trí, bảo ban, uốn nắn.

du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em
Những thành tích mà Ngọc giành được trong nhiều năm học phổ thông vừa qua. Ảnh: CTV.

Vì thế mà Ngọc gọi cô là “Bầm Hải”. Nhờ có cô mà Ngọc dần bỏ đi bao nhiêu mặc cảm, tự ti trong lòng, cười nhiều hơn và mơ ước nhiều hơn. Trong một lá thư Ngọc viết gửi cô nhân ngày sinh nhật, có những câu nói thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và cả quyết tâm, ý chí của em:

Con luôn nghĩ mình sẽ không thoát khỏi cái hoàn cảnh của gia đình nhưng từ khi gặp bầm con lại rất lạc quan vào tương lai, con luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất và nhất định con sẽ không làm phụ lòng bầm, không phụ lòng bà, lòng mẹ đâu ạ... Bầm hãy tin tưởng ở con, con sẽ cố gắng làm chủ số phận để nuôi bà, nuôi mẹ,…

Bây giờ con có thêm một chỗ dựa vững chắc nữa là bầm rồi ạ nên con sẽ mạnh mẽ hơn... Sau này nếu như có thể, có điều kiện con sẽ học theo bầm đi giúp đỡ người khác: Giúp đỡ người khác không phải là để người đó giúp đỡ lại mình, không đòi hỏi sự đền ơn, mà là làm từ tâm của mình – Con sẽ nhớ lời dạy ấy của bầm”.

Trên bước đường sắp tới, Ngọc vẫn kiên định theo đuổi chuyên ngành Lịch sử, một môn học mà thời nay học sinh thường e ngại – ngại khó, ngại khổ và cả học xong ra trường xin được việc làm là một vấn đề khó khăn.

du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em
Cô học trò nghèo giờ đã trở thành tân sinh viên khoa Lịch sử của ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Ngọc chia sẻ, niềm yêu thích của em với môn học này đã được các thầy cô giáo từ cấp II hun đúc. Lên đến cấp III, em được học tập trong một môi trường hiếu học, với các bạn bè trong lớp đều có cùng hứng thú, đam mê, qua những tiết học sử sinh động, đầy cảm xúc của cô giáo nên tình yêu với Lịch sử càng lớn dần lên. Dù biết ngành sư phạm sẽ khó xin việc nhưng em vẫn chọn, bởi đó là ước mơ từ nhỏ của mình và quyết tâm thực hiện nó.

Ngọc khẳng định rằng học Sử không phải là đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, mà “Học lịch sử là tìm hiểu quá khứ - sống cho hiện tại - hướng tới tương lai”. Mỗi sự kiện lịch sử đều là một câu chuyện của cuộc đời, qua đó chúng ta không chỉ giữ gìn được quá khứ của dân tộc mà còn biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng.

"Em mong muốn trở thành một giáo viên môn Lịch sử để được 'giống cô' cũng sẽ truyền đi thông điệp đầy ý nghĩa ấy như các thầy cô giáo của em. Với chặng đường phía trước không hề dễ dàng, em sẽ tự lập, tự bươn chải, bởi bà ngoại ở nhà vẫn phải lo cho mẹ em bệnh tật, đau ốm. Bầm Hải còn hai em tuổi ăn học và còn giúp đỡ các em học sinh khác nữa. Dự định vào đại học, em sẽ vừa đi học vừa làm thêm, cố gắng học tập để giành được học bổng và đi làm những công việc ngoài giờ để tự lo sinh hoạt, sách vở", Ngọc trải lòng.

Vậy là cánh cửa của giảng đường đại học đã mở ra, trong khi bạn bè đang hân hoan, háo hức, thì cô gái nhỏ vẫn bộn bề trăn trở với bao nhiêu lo toan, suy nghĩ...

du biet nganh su pham kho xin viec nhung em van chon vi do la dam me cua em 10 điểm đỗ Sư phạm: 'Nếu đầu vào mà thấp thì chất lượng giáo viên sẽ như thế nào?'

Trường Cao đẳng Hải Dương vừa ra thông báo điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm 2017. Điều đáng chú ý là mức điểm này ...

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.