Du học New Zealand: Nhà có điều kiện vẫn nên làm thêm, ở kí túc xá

"Mình khuyên các bạn du học sinh, dù có điều kiện hay không cũng nên thử tìm việc làm thêm, ở đây thường là nhân viên nhà hàng, siêu thị, chuyển phát nhanh..."

Làm gì để thích ứng với môi trường học mới tại New Zealand

Được biết đến là cuộc gia thanh bình và thân thiện, tuy nhiên với những bạn trẻ lần đầu du học, đặc biệt là du học từ THPT thì vẫn còn rất nhiều lo lắng và bỡ ngỡ. Hãy cùng nghe các du học sinh Việt trải lòng về những tháng ngày sống ở xứ sở kiwi và cách để hòa nhập cộng đồng nhanh nhất.

Tham gia nhiều hoạt động thể thao, các CLB

Người New Zealand rất yêu thích các hoạt động thể thao, thậm chí họ còn dành những khoảng thời gian cố định trong ngày để tập luyện hoặc chơi cùng với nhau. Tại các trường Đại học, các trò chơi như bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội cũng diễn ra rất sôi nổi và nếu biết cách hòa nhập bạn tìm được cho mình rất nhiều bạn mới.

My Nguyễn, một cựu sinh viên từ trường Đại học Auckland cho biết: "Ban đầu khi tới ĐH Auckland, mình chỉ chú tâm vào học, không để ý nhiều đến các hoạt động thể thao của trường. Sau đó, nghe theo lời khuyên của các anh chị đi trước, mình tham gia vào Câu lạc bộ bóng chuyền, nhờ vậy mình biết thêm được nhiều bạn mới, chính những người bạn này cũng giúp mình rất nhiều trong việc học và sinh hoạt tại New Zealand".

Thêm vào đó, My cũng nhấn mạnh rằng ngoài hoạt động thể thao, các bạn cũng nên lựa chọn các CLB về học thuật hoặc liên quan tới chuyên ngành. "Nhờ tham gia những hoạt động như vậy, mình đã có được cơ hội gặp gỡ và trao đổi với các nhà tuyển dụng tiềm năng, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước”, My Nguyễn chia sẻ.

vi sao du hoc sinh nen tham gia cau lac bo lam them nhieu
My Nguyễn chia sẻ về những hoạt động thể thao, CLB giúp bạn làm quen môi trường mới và nhận được nhiều cơ hội mới.

Ở homestay hoặc kí túc xá

Với những bạn có người thân thì việc ở chung sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, tuy nhiên muốn nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới thì không gì tuyệt bằng ở homestay hoặc kí túc xá.

Tuy giá ở homestay hơi cao (trên dưới $200NZ/tuần), song bạn không phải lo lắng về chỗ nghỉ ngơi, tất cả các khâu từ tiền điện, tiền nước, internet hay bất cứ khoản phụ thu nào từ chính quyền địa phương.

Một lựa chọn khác là ở trong kí túc xá của trường, Với khoảng$178NZ/tuần cho một chỗ ở trong KTX (có diện tích tương đương với phòng studio bên ngoài), bạn không cần phải chi li tính toán các khoản tiền điện, nước, điện thoại bàn hay internet vào cuối tháng, thêm vào đó là những cơ hội học hỏi kinh nghiệm, trau dồi anh ngữ với bạn bè… nhưng bù lại bạn phải dùng chung nhà bếp, phòng tắm, phòng khách với… 8 phòng khác. Hơn nữa, KTX thường nằm sát bên hông trường học, lại gần thư viện nên coi như bạn giảm bớt được nỗi lo về phương tiện đi lại cũng như sự lãng phí về mặt thời gian.

Việc cùng sinh hoạt với các sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế khác sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc học tập, đặc biệt là tiếng anh và các kỹ năng mềm quan trọng khác, đặc biệt là làm việc nhóm - cách học ưa thích của giáo dục New Zealand

Vương Ngân Giang- Một du học sinh Việt Nam đến từ trường trung học Auckland Girls Grammar có thời gian nhập học muộn hơn bạn cùng khóa, nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạn bè ở cùng homestay, Giang phần nào thích ứng được với cuộc sống cũng như cách học.

Giang kể: "Mình du học New Zealand khi vừa học xong lớp 10 ở Việt Nam, mọi thứ vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ. May mắn là khi sang đây, mình được ở homestay cùng rất nhiều bạn trẻ đáng mến, chính các bạn đã giúp mình từ việc ăn, ngủ đến học nhóm sao cho khoa học và hợp lý".

Với sự cố gắng học hỏi, Giang đã giành được giải Dux Award 2016, là giải thưởng danh giá nhất của toàn khối trường trung học bởi thành tích Xuất sắc ở cả 2 cấp độ NCEA cấp độ 2 và 3.

vi sao du hoc sinh nen tham gia cau lac bo lam them nhieu

Vương Ngân Giang có thành tích ấn tượng với giải Dux Award 2016

Tìm việc làm thêm

Ngoài việc cung cấp cho sinh viên một nền giáo dục đẳng cấp thế giới, hệ thống giáo dục New Zealand cũng trang bị cho sinh viên quốc tế những kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề thông qua các hoạt động ngoại khóa và cơ hội việc làm. Theo đó, sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong suốt thời gian học và 40 giờ một tuần trong các kỳ nghỉ lễ.

vi sao du hoc sinh nen tham gia cau lac bo lam them nhieu
Vũ Thị Phương dành trọn mùa hè cho việc làm thêm

Vũ Thị Phương sinh viên ngành Quan hệ quốc tế và Châu Á học của trường Victoria University of Wellington, New Zealand chia sẻ bạn thường tận dụng mùa hè để làm thêm và dành tiền đi du lịch. "Thỉnh thoảng mình cũng nhớ nhà, muốn dành mùa hè để về thăm nhà, nhưng mình cũng muốn dành trọn bốn năm học bên đây để trải nghiệm, để đi và học nhiều hơn nên chỉ nhắn tin hay gọi điện về cho gia đình để vơi bớt nỗi nhớ.

Mình cũng khuyên các bạn du học sinh, dù có điều kiện hay không cũng nên thử tìm việc làm thêm, ở đây thường là nhân viên nhà hàng, siêu thị, chuyển phát nhanh... những công việc như vậy vừa trau dồi kỹ năng tiếng Anh, vừa giúp bạn hiểu thêm về văn hóa và con người nơi đây, giúp bạn hòa nhập và làm quen với môi trường một cách nhanh nhất", Phương tâm sự.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Một tập đoàn Đài Loan với 30 doanh nghiệp vệ tinh dự báo sắp kéo về KCN Châu Đức, vừa trả trước cho SZC gần 400 tỷ đồng
Quý III vừa qua, SZC đã nhận 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Electronic Tripod. Theo ước tính của BSC, có 30 doanh nghiệp phụ trợ theo Tập đoàn Tripod cũng có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Nhờ đó, SZC có thể sẽ cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong 2 năm tới.