Sự liên quan giữa giấc ngủ và bệnh Alzheimer | |
Làm thế nào để bạn có thể thức dậy sớm mà vẫn tỉnh táo? | |
Các chuyên gia sức khỏe làm gì trước 7 giờ sáng? |
Trước nhịp sống tất bật và hối hả như hiện nay, không ít người mong muốn sẽ có được những giờ phút nghỉ ngơi, ngủ nhiều sau những ngày làm việc vất vả và thức đêm. Chính vì tâm lý đó mà nhiều người đã quyết định ngủ nướng vào những ngày nghỉ cuối tuần để bù lại thời gian đã mất ngủ trước đó. Nhưng chính điều này lại là nguyên nhân gây ra những vấn đề về sức khỏe.
Thạc sỹ, bác sĩ Nguyên Văn Thống, Trưởng Bộ môn Tâm thần - ĐH Y dược Cần Thơ cho biết: "Ngủ nướng có thể là một thói quen và cũng có thể là một bệnh lý. Một số biểu hiện của ngủ nướng có liên quan đến căng thẳng, lo âu, trầm cảm, ngủ ngáy hay hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Ngủ nướng có những biểu hiện bên ngoài với một số rối loạn mà không để ý. Ngủ nướng thường không khỏe, không thoải mái". |
Theo nghiên cứu, việc ngủ nướng gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Ngủ nướng có thể làm suy giảm hoạt động nhận thức của con người, phản ứng về mặt tâm lý, cảm xúc không được tốt. Ngủ nướng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý như: khó khăn cho việc mang thai, làm tăng cân, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, đái tháo đường...
Một số người dễ bị đau đầu sau khi ngủ nướng vào cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do sự tác động của việc ngủ quên lên dây dẫn truyền thần kinh nhất định trong não bộ, bao gồm serotonin, một chất có khả năng giữ cho đầu óc thăng bằng và thư giãn. Những người ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ bị phá vỡ nhịp sinh học, gây rối loạn giấc ngủ ban đêm, điều này cũng dẫn đến đau đầu vào buổi sáng.
Ngủ dậy muộn làm ảnh hưởng đến đầu óc, khiến cho bạn cảm thấy nặng đầu, khó tập trung. Nguyên nhân là do giấc ngủ quá dài khiến bạn tiêu hao nhiều khí ô-xi, khiến não bị thiếu dinh dưỡng tạm thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trí nhớ kém và thính lực của bạn suy giảm.
Việc bạn ngủ nhiều sẽ làm cho các hệ cơ quan trong cơ thể bắt đầu “loạn nhịp”, hoạt động kém hiệu quả so với chức năng của nó và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe về lâu dài.
(Ảnh: allas) |
Ngủ nhiều giờ trong một ngày có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc chứng béo phì. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ngủ nướng, đặc biệt từ 9 -10 giờ mỗi đêm tăng nguy cơ béo phí lên tới 21%, dù bạn có đang ăn kiêng và tập thể dục đều đặn. Những người ngủ nhiều có nguy cơ bị béo phì cao hơn những người ngủ đủ. Do trong khi ngủ lượng calo của cơ thể được chuyển hoá ít hơn và gây tích tụ mỡ thừa. Thường xuyên ngủ nướng sẽ làm cản trở quá trình kiểm soát cân nặng của cơ thể.
Qua một đêm dài, hoạt động của dạ dày vẫn diễn ra, vẫn tiết dịch vị, vẫn co bóp dù không có chút thức ăn nào. Điều này khiến dạ dày dần hoạt động kém hiệu quả và có thể dẫn đến các bệnh như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột ngạt, chứa nhiều vi khuẩn và khí CO2, chính vì thế khi ngủ nướng vào buổi sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như: cảm cúm, viêm họng, ho...
Trước đây các bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng là hãy nghỉ ngơi tại giường. Nhưng hiện giờ các bác sĩ lại khuyến khích việc duy trì hoạt động thể lực. Họ khuyên các bệnh nhân nên duy trì các bài tập thể dục thường xuyên bất cứ khi nào có thể.
Khi bạn ngủ, nhịp tim, sự co bóp của các cơ tim và sự tuần hoàn máu giảm xuống. Nếu bạn ngủ quá nhiều, hoạt động của tim bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành... Một nghiên cứu tiến hành với 72.000 phụ nữ cho thấy phụ nữ ngủ 9 -11 giờ mỗi đêm tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với những người ngủ 8 tiếng.
Mặc dù trầm cảm liên quan nhiều hơn tới triệu chứng mất ngủ, nhưng khoảng 15% những người bị trầm cảm là do ngủ quá nhiều. Ngủ nướng cũng có thể làm trầm trọng thêm căn bệnh trầm cảm.
Nghiên của các nhà khoa học Mỹ áp dụng trên 9.000 người 50 - 79 tuổi cho thấy: những người ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 70% so với những người có thói quen ngủ lành mạnh 7 tiếng mỗi ngày.
(Ảnh: Bestie) |
Nghiên cứu cho thấy, những người ngủ bình quân dưới 4 tiếng/ngày hoặc trên 10 tiếng/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao vì nó gây ra những rối loạn về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Ngủ trong bao lâu là đủ? Thời gian ngủ phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác, tần suất hoạt động thể lực, sức khỏe, thói quen sống. Mặc dù mỗi cá thể khác nhau, tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng tất cả mọi người nên ngủ từ 7-8 giờ/ngày để có sức khỏe tốt. |
Rõ ràng, việc thiếu ngủ hay ngủ một lúc quá nhiều đều không tốt. Hơn lúc nào hết, bản thân mỗi người cần có sự vượt qua chính mình, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh sử dụng caffeine và rượu trước giờ đi ngủ, tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh. Đừng biến những ngày cuối tuần trở nên nhàm chán chỉ vì ngủ nướng.
Thức dậy đúng giờ để có một tinh thần thoải mái vào mỗi buổi sáng và đảm bảo sức khỏe (Ảnh: netrigun) |