Dựng kịch kinh điển: Cuộc chơi 'mạo hiểm'?

Sau thành công của “Hamlet”, Nhà hát Kịch Việt Nam lại tiếp tục dựng vở kịch kinh điển “Romeo và Juliet”. Giữa bối cảnh hài kịch hay kịch đương đại còn đang chật vật để kéo khán giả đến với rạp hát thì sự mạnh dạn của Nhà hát Kịch Việt Nam có “mạo hiểm” khi nguồn nhân lực càng ngày càng thưa vắng?
dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem Biên kịch 'Sống chung với mẹ chồng' muốn Bảo Thanh đóng mẹ chồng trong phim mới
dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem Kịch 'Xóm trọ 3D' tăng suất diễn do hiệu ứng từ phim điện ảnh

Kịch kinh điển làm nên thương hiệu của nhà hát

NSND Anh Tú, đạo diễn của hai vở kịch kinh điển này khẳng định, đó không phải là cuộc chơi mạo hiểm. Bởi “Nếu không dựng kịch kinh điển thì khán giả sẽ thiệt thòi, không được thưởng thức tinh hoa nghệ thuật thế giới. Điều này nằm trong tiêu chí và định hướng của nhà hát”.

Theo NSND Anh Tú, một nhà hát nghệ thuật hàng đầu, trong kịch mục của mình phải có những vở kinh điển bên cạnh những vở lịch sử, đương đại, trong thời buổi hội nhập và toàn cầu hóa để giới thiệu với bạn bè quốc tế, hơn nữa mỗi lần dựng vở kinh điển, thương hiệu của nhà hát lên rất nhiều. Tâm thế những người sáng tạo, của diễn viên cũng yêu nghề và say nghề hơn.

dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem
Cảnh trong vở “Và nơi đây bình minh yên tĩnh” của Nhà hát Kịch Quân đội.

Sau hai năm, khá thành công với “Hamlet”, dù suất diễn của “Hamlet” không nhiều vì đây là một vở bi kịch nặng nề, nhưng đó cũng là cái đà để Nhà hát Kịch Việt Nam tiếp tục thử sức với những vở diễn khác. Lần này, đạo diễn, NSND Anh Tú chọn “Romeo và Juliet”, một kiệt tác của nhà viết kịch vĩ đại William Shakespeare.

Thập niên 80 của thế kỷ trước, chính NSND Anh Tú đã đóng vai Romeo. Nhưng khi nhìn lại vai diễn đó, anh nói: “Nhìn lại, tôi không thích vai diễn này vì ngày xưa cứ cố ra vẻ giống Tây. Tôi thích mọi thứ phải tự nhiên, vấn đề thời đại của vở bi kịch này hay thôi, chứ không phải cố làm ra vẻ Tây, ra vẻ cổ điển, bởi suy cho cùng, kịch kinh điển hay những vở hiện đại đều nói về những vấn đề muôn thuở của con người. Nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng, suy cho cùng là để nói lên những khát vọng chân thiện mỹ của con người mà thôi”.

Những năm 40 của thế kỷ trước, “Romeo và Juliet” đã được chuyển thể thành cải lương và đặt tên là “Lộ Miêu và Juylieng”, diễn ở Hà Nội. Mấy chục năm sau, vào những năm 1980-1981-1982, Nhà hát Tuổi Trẻ mới dựng vở này. Cho đến bây giờ, cũng gần 40 năm, NSND Anh Tú mới dàn dựng cho Nhà hát Kịch Việt Nam. Rất tiếc khi một vở bi kịch nổi tiếng lại khá thưa vắng trên sân khấu nước nhà.

NSND Anh Tú chọn điểm nhìn của câu chuyện là tình yêu và lòng chung thủy chiến thắng hận thù. Đó là tính thời đại của tác phẩm. Những con người, dòng họ hận thù nhau, ra đường nhìn đểu nhau có thể đánh nhau.

“Bây giờ cuộc sống quá nhiều nỗi lo, an ninh trong đời sống và trong tâm hồn con người đầy bất ổn. Vì thế vở bi kịch này vẫn mang tính thời đại. Tôi cho rằng, cốt lõi của một tác phẩm kinh điển là nó phải có hơi thở của đời sống hôm nay, chứ không máy móc bê y nguyên của tác giả. Vấn đề cốt lõi là tinh thần thời đại, những câu hỏi về con người, làm cho nó gần gũi với ngày hôm nay, để khán giả ngồi xem thấy hay, chạm tới trái tim, suy nghĩ của họ. Đó là cả một bài toán khó”, NSND Anh Tú chia sẻ.

dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem
Cảnh trong vở “Quan Thanh Tra” của Nhà hát Tuổi trẻ.

Theo anh, có nhiều cách để làm, nhưng quan trọng nhất là lay động được con tim và khối óc của khán giả. Thời đại bùng nổ của công nghệ, rất nhiều thể nghiệm sân khấu mới mẻ, thú vị, nhưng Anh Tú cho rằng, với những tác phẩm kinh điển, phải thấy cái gì quan trọng, như bữa cỗ, món ăn nào chính, khai vị, tráng miệng, chứ món nào cũng chính, cũng là tráng miệng thì hỏng.

Vì thế, với NSND Anh Tú, các vở kinh điển sẽ không bị “phá” nhiều, như vay mượn ngôn ngữ truyền hình, điện ảnh, báo chí. Anh chỉ tập trung khai thác ngôn ngữ sân khấu cho vở diễn này và sẽ hướng tới những người trẻ.

Quá nhiều khó khăn

NSND Anh Tú khá tự tin với lựa chọn của mình. Bởi anh cho rằng, thời nào, làm nghệ thuật đích thực cũng có những khó khăn, nếu không dấn thân, không làm thì không bao giờ đi tới đích.

“Khó khăn nhiều lắm, từ lựa chọn vở diễn, đến chế tác vở diễn, dựng thế nào hay, đạo diễn, diễn viên phải giỏi. Nói thì dễ nhưng làm mới khó, kiệt tác đỉnh cao mà dựng không khéo thành đỉnh thấp. Ra được vở hay rồi lại tìm cách tiếp cận khán giả như thế nào, kinh phí quảng bá không có, mọi thứ như một vòng luẩn quẩn. Bởi, vở kinh điển tốn kém, đòi hỏi kỹ lưỡng, công phu, tìm nhiều góc cạnh, một câu thoại kịch kinh điển cũng không dễ như câu thoại hiện đại, diễn viên cũng phải có sức lực. Kịch kinh điển ở thời điểm hiện nay khó bán vé, kén khách hơn những vở hiện đại”, anh nói.

Tuy nhiên, anh khẳng định, không thể khoanh tay ngồi nhìn và sống bằng hy vọng. Hy vọng rồi sẽ nhiều khán giả nhưng cũng không thể ngồi mà hy vọng không mà phải bắt tay vào làm.

Nhà hát sẽ đưa “Romeo và Juliet”, vào lịch diễn định kỳ thứ 7 hàng tuần tại sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam, một tháng chỉ diễn đều đặn 3 đêm để tạo thói quen cho khán giả, họ quen với địa điểm, coi như đây là đại bản doanh của kịch vậy. “Mình phải bắt tay vào chứ không ngồi chờ,” anh chia sẻ.

Còn NSƯT Trung Anh, một người có hơn 30 năm gắn bó với nhà hát thì lo ngại. Trong nhiều cuộc trò chuyện, anh đau đáu về thương hiệu của Nhà hát Kịch Việt Nam đang dần mất đi. Ba từ “Anh Cả Đỏ” không còn xứng đáng để dành cho nhà hát.

Anh thẳng thắn: “Bây giờ, các vở kịch kinh điển dựng lại khó có thể được như ngày xưa, bởi muốn dựng kịch kinh điển, tiêu chí diễn viên là quan trọng nhất. Chỉ đơn cử hai nhân vật Romeo và Juliet, họ là những quý tộc từ trong trứng nước, vậy phải tìm diễn viên như thế nào đáp ứng được tiêu chí đó. Hiện tại tôi chưa thấy. Đạo diễn đôi khi phải nhìn thấy nhân tố diễn viên mới dựng vở. Khi vở kinh điển như “Hamlet”, “Romeo và Juliet” đều lấy tên nhân vật làm tên vở, có nghĩa họ đặt trọng tâm vào nhân vật đó, chuyển tải toàn bộ xương sống của câu chuyện. Do đó, diễn viên đóng vai trò quyết định thành bại của vở kịch”.

Thực tế hiện nay, chính NSND Anh Tú cũng thừa nhận việc thiếu vắng những người trẻ kế cận, nhân lực thiếu và yếu nên anh sẽ phải mất rất nhiều công sức, thời gian để dạy và truyền đạt cho họ. Còn NSƯT Trung Anh thì cho rằng, vấn đề cốt lõi của Nhà hát Kịch Việt Nam hiện nay chưa xứng tầm để dựng những vở kinh điển, vì họ không đủ nguồn nhân lực.

Theo anh, không phải cứ dựng kinh điển mà thành kinh điển được. Vấn đề để đi tới đích của những vở kinh điển là nhà hát phải có lộ trình nâng cao trình độ của diễn viên, phải chấp nhận mất một thời gian - thậm chí bỏ cả sĩ diện của một Nhà hát Kịch Quốc gia để đào tạo diễn viên, dựng những vở vừa phải để nâng tầm diễn viên lên. Sau đó dựng những vở khó cũng chưa muộn.

NSND Lan Hương (Bông) trong một lần trò chuyện cũng đã nói rất nhiều về nỗi lo, những vở kịch kinh điển không còn giữ được những giá trị cốt lõi của nó, vì diễn viên thiếu vắng tài năng, thiếu vắng những người làm nghề có lửa. Và càng đến thế hệ sau, thì thương hiệu của Nhà hát Kịch Việt Nam càng mất đi.

“Nó lâng châng, lẫn lộn, thậm chí không bằng các nhà hát khác về đội ngũ diễn viên, về tầm vóc nhà hát, thương hiệu Anh Cả Đỏ đang mất dần. Thiếu những tác phẩm kinh điển, điều khó chấp nhận đối với một nhà hát lớn như Nhà hát Kịch Việt Nam”, chị nói. Nếu nhìn ở góc độ của NSND Lan Hương, NSƯT Trung Anh thì dường như NSND Anh Tú “đang đốt cháy giai đoạn”.

Rõ ràng, việc dựng lại những vở kịch kinh điển là cần thiết, bởi những giá trị của nó không thể đo đếm bằng tiền. Suất diễn không nhiều, doanh thu không cao, thậm chí kén khách nhưng đó là thứ cần thiết sẽ mang lại những giá trị khác.

dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem
Cảnh trong vở “Ham let” của Nhà hát Kịch Việt Nam.

“Nhiều người bảo lãng phí, nếu tính ở góc độ kinh tế, còn ở đây phải tính ở góc độ văn hóa, giáo dục, góc độ tinh thần của xã hội. Cái lợi đó rất lớn và lâu bền”. Dựng vở kinh điển thật ra cũng là một cách để nuôi dưỡng tình yêu, niềm say mê sân khấu của khán giả và của chính những nghệ sĩ, diễn viên, những người đã và đang theo đuổi, tận hiến vì nghệ thuật”.

Còn nhớ, năm 2016, Nhà hát Kịch Quân đội mạnh dạn dựng vở kinh điển của Nga “Và nơi đây bình minh yên tĩnh”; Nhà hát Tuổi Trẻ dựng “Quan thanh tra” của văn hào Gogol, và Nhà hát Kịch Việt Nam với “Hamlet” (2015). Nhưng vài ba tác phẩm chưa đủ làm nên một màu sắc cho sân khấu kịch kinh điển.

Với vị thế một Nhà hát Kịch Quốc gia hay cả những nhà hát hàng đầu như Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuổi Trẻ thì việc dàn dựng những vở kịch kinh điển có lẽ vẫn là giấc mơ của những người làm sân khấu.

Nhưng dựng như thế nào, dựa vào nguồn nhân lực nào để chạm tới những giá trị chuẩn mực của kịch kinh điển, đó là một câu hỏi chưa có lời giải trong thời bĩ cực của sân khấu hiện nay.

dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem Thiếu biên kịch giỏi, phim Việt có bị thụt lùi?
dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem Gia Bảo lên tiếng nhận sai đã sao chép kịch bản của NSƯT Thành Lộc
dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem Ngọc Trinh thắng kiện Nhà hát kịch TP HCM
dung kich kinh dien cuoc choi mao hiem Ngọc Trinh phải bán nhà, trầm cảm vì vụ kiện Nhà hát kịch
chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.