Ngày 26/2/2018, Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đã tiếp nhận cháu Nguyễn Ngọc Diễm M. 8 tháng tuổi, thường trú tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong tình trạng sốt cao kèm theo ăn kém, miệng viêm loét từ 3 ngày trước. Theo lời kể của người nhà cháu M. ở nhà đã cho bé uống và bôi thuốc cam vào miệng với liều lượng 5 thìa cà phê. Khi thấy cháu M. ăn kém, mệt và viêm loét miệng họng, bỏ bú gia đình đã vội đưa cháu vào BV Sản nhi Quảng Ninh cấp cứu.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ cháu M. bị nhiễm độc chì và đã chỉ định làm xét nghiệm định lượng chì trong máu. Qua các kết quả xét nghiệm và hội chuẩn chuyên khoa, các bác sĩ đã chỉ định nhập viện cấp cứu và điều trị tích cực bằng thở máy, an thần, bù nước điện giải, truyền dịch, kháng sinh, vệ sinh họng miệng cho cháu M.
Cháu M. được điều trị tích cực bằng thở máy, an thần, bù nước điện giải, truyền dịch, kháng sinh, vệ sinh họng miệng. |
Sau 1 tuần điều trị tích cực, ngày 2/3/2018 sức khỏe của cháu Nguyễn Ngọc Diễm M. đã cải thiện đáng kể, tình trạng viêm loét miệng họng đã ổn định, chỉ số xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm, các bác sĩ đã thống nhất cho bé xuất viện.
Trước đó, cũng có không ít bệnh nhi nhập viện cấp cứu cũng chỉ vì phụ huynh cho sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc.
Như trường hợp của bé Hoa cách đây vài tháng cũng là một trong số những trường hợp tương tự.
Ngày 11/6/2017 bé Hòa có biểu hiện cảm cúm và ho. Gia đình đưa con đến một bệnh viện tư khám và được cho thuốc điều trị tại nhà. Nhưng vì sợ thuốc tây có thể khiến con nôn trớ, gia đình tự ý mua thuốc cam.
Sau 7 ngày dùng, bé xuất hiện nôn nhiều và co giật. Gia đình vội đưa con vào Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình. Tại đây bé được chẩn đoán bị giãn não thất. Ngày 19/6/2017, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Trẻ nhập viện trong tình trạng co giật, li bì, được mổ đặt ống dẫn lưu nhằm giảm áp lực nội sọ. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị ngộ độc chì rất nặng.
Trước thực trạng này, các bác sĩ đã liên tục khuyến cáo đến phụ huynh có con nhỏ về việc sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy - Phó khoa Cấp cứu chống độc cho hay, "dù đã có rất nhiều cảnh báo nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc, nhưng nhiều gia đình vẫn dùng cho con.
Họ cho rằng thuốc này có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường; một số dùng để vệ sinh lưỡi cho trẻ”.
BS.Trương Văn Thế, Khoa hồi sức cấp cứu trực tiếp chữa trị cho cháu M cho biết: Việc chẩn đoán, điều trị với trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc chì rất khó khăn. Phải kết hợp nhiều chuyên khoa như Hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, sinh hóa, huyết học... mới xác định được ngộ độc chì. Ngay cả khi tìm ra bệnh thì việc điều trị cũng rất gian nan, đòi hỏi thời gian dài, kéo theo đó là những tổn thương về thể chất và trí não khó có thể hồi phục.
Vận động dừng liên tục nhưng có cặp cứ 'đẻ sòn sòn', 8 năm 8 đứa vẫn muốn đẻ tiếp
Quá trình đỡ đẻ cho sản phụ, các 'cô đỡ thôn bản' nhiều lần gặp cảnh "dở khóc dở cười" do sự thiếu hiểu biết, ... |