'Em 25,25 điểm trượt Bách khoa, bạn thấp điểm hơn vẫn đỗ do cộng điểm ưu tiên'

Trước việc đại diện Vụ Giáo dục Đại học khẳng định, điểm cộng ưu tiên khu vực là tạo sự công bằng cho các thí sinh, thì không ít ý kiến lại cho rằng việc để mức điểm ưu tiên cao như hiện nay là chưa hợp lý.
 

Kết quả thi Đại học 2017 ghi nhận điểm thi ở mức cao kỷ lục. Đặc biệt, ở các trường top trên, nhiều thí sinh đạt điểm cao đã vô hình chung nảy sinh vấn đề việc đỗ trượt quyết định ở điểm cộng ưu tiên khu vực. Dù vấn đề tranh luận điểm cộng ưu tiên Đại học không phải diễn ra lần đầu, song chưa năm nào đề tài này được tranh luận, bàn thảo sôi nổi như năm nay.

em 2525 diem truot bach khoa ban thap diem hon van do do cong diem uu tien
Sôi nổi với chủ đề “Điểm cộng ưu tiên” (Nguồn: Dân trí)

Thí sinh Nguyễn Thái Bảo (Hà Nội) tham gia vào kì thi Đại Học 2017 cho biết: “Kì thi vừa qua em đăng kí vào Khoa Cơ khí - ĐH Bách Khoa Hà Nội và đạt được 25,25 điểm. Tuy nhiên em vẫn bị trượt do điểm đỗ của trường là 25,75. Nhưng khi xem danh sách điểm, nhiều bạn điểm thấp hơn em nhưng lại có điểm cộng ưu tiên cao nên đỗ, có bạn còn được cộng tới 3,5 điểm. Giờ em phải rút hồ sơ ở Bách Khoa và nộp vào Học viện Bưu chính Viễn Thông để vừa đủ đỗ".

Không chỉ Bảo mà rất nhiều thí sinh dù có trong tay số điểm khá cao, nhưng tỷ lệ đỗ vào nguyện vọng 1 vẫn hết sức mong manh, mà nguyên nhân chính theo các em là mức điểm thi mặt bằng chung cao và sự chênh lệch giữa điểm cộng ưu tiên.

Theo khảo sát mới đây của zing.vn, chỉ có 5% thí sinh trúng tuyển ĐY ngành Y đa khoa là không cần điểm ưu tiên. Như vậy, 95% thí sinh có điểm thấp ở ngành nay, nhưng được cộng từ 0,5 đến tối đa 4 điểm ưu tiên nên đã đỗ.

Việc thí sinh trong tâm trạng "ấm ức" như em Bảo ở Hà Nội không hiếm. Bảo nói "trường hợp như em đầy, bạn em nhiều lắm".

Hướng đi đúng cho chính sách cộng điểm ưu tiên ĐH

Theo lý giải từ đại diện Vụ Giáo dục Đại học – bà Nguyễn Thị Kim Phụng, khi còn có sự chênh lệch về điều kiện học tập và tiếp cận kiến thức giữa các thành phố, vùng nông thôn, miền núi… và giữa các đối tượng thì chính sách điểm cộng ưu tiên Đại học còn cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, xét trên diện rộng.

em 2525 diem truot bach khoa ban thap diem hon van do do cong diem uu tien
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học trả lời truyền thông về kì thi ĐH 2017 (Nguồn: VTC News)

Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến lại nhận định rằng, nhiều năm vừa qua Nhà nước đã phát triển các chính sách hỗ trợ, đầu tư mạnh vào các vùng nông thôn, miền núi và các đối tượng chính sách... để thu hẹp khoảng cách giữa giàu nghèo, nông thôn và thành thị, internet được phổ cập rộng rãi giúp cho việc tiếp cận kiến thức cũng dễ dàng.

Theo TS. Trần Hữu Phúc, Trưởng Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh: “Việc cộng điểm ưu tiên cho các thí sinh theo khu vực, theo đối tượng ưu tiên là hợp lý và đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, mức điểm cộng phải xem xét lại trong những kỳ tuyển sinh sau”.

TS. Phúc chia sẻ: “Để giải quyết thực trạng hiện tại, các trường vẫn có thể thay đổi chỉ tiêu giữa các ngành đào tạo của mình, sao cho tổng chỉ tiêu không thay đổi để có thể tuyển được những thí sinh có điểm thi cao, hoặc có thể báo cáo để bổ sung chỉ tiêu vì số lượng thí sinh nhóm này không nhiều".

Dù nói thế nào thì cũng không thể phủ nhận rằng, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch trình độ, điều kiện học tập và tiếp nhận thông tin giữa các đối tượng nông thôn, thành thị, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, hộ nghèo...

Vì thế, các nhà hoạch định giáo dục khi nghiên cứu cũng đã đề ra chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực nhằm giúp các thí sinh ở các vùng miền, khu vực khó khăn được tham gia kì thì ĐH quốc gia một cách công bằng nhất.

em 2525 diem truot bach khoa ban thap diem hon van do do cong diem uu tien
Cộng điểm ưu tiên phù hợp tránh bỏ mất nhân tài. (Nguồn: Internet)

Để chính sách cộng điểm ưu tiên phát huy được tối đa mục tiêu là đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh, đòi hỏi những nhà hoạch định và các cơ quan chức năng phải sao sát, kịp thời điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng bất hợp lý cho thí sinh, gây bức xúc trong dư luận.

Đảm bảo sự công bằng trong thi cử và thực sự lựa chọn được những người tài xứng đáng với “chiếc ghế” giảng đường Đại học ở những kì tuyển sinh năm sau.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.