Facebook và vụ xô xát trên cầu Nhật Tân

Vụ xô xát giữa phóng viên báo Tuổi trẻ và cán bộ công an huyện Đông Anh trên cầu Nhật Tân đang được hàng triệu người dùng Facebook quan tâm vì nó có thể là câu chuyện của chính họ chứ không dừng lại là sự “va chạm” của 2 nghề nghiệp được pháp luật trao cho nhiều quyền lực: nhà báo và công an.

Khái niệm truyền thông xã hội hay báo chí công dân đã hiện nay đã không còn xa lạ. Facebook hiện nay đang là “tờ báo lớn nhất thế giới” với hơn 1,5 tỉ người dùng trên toàn cầu. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bất kỳ người dùng mạng xã hội nào cũng có thể trở thành nhà báo không chuyên, sẵn sàng truyền tải những thông tin đang diễn ra xung quanh họ bất cứ lúc nào.

Xu hướng này cũng đang gây ảnh hưởng mạnh mẽ ở Việt Nam, khi Facebook đã và đang trở thành kênh thông tin có tác động dư luận lớn hơn bất kỳ tờ báo chính thống nào. Theo thống kê của Facebook năm 2016, hàng tháng có khoảng 35 triệu người đang dùng mạng xã hội này tại Việt Nam, chiếm hơn 1/3 dân số nước ta. Trong số này có 21 triệu người dùng Facebook hàng ngày qua thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng…).

Hiện nay, chính Facebook mới là nơi cập nhật thông tin nhanh nhất về những vụ tai nạn giao thông, chết người, cháy nhà… trên khắp Việt Nam chứ không phải báo chí. Ngay cả Chính phủ cũng đã chạy thử nghiệm Fanpage chính thức trên Facebook để thông tin các hoạt động đến người dân nhanh chóng và phủ sóng rộng hơn. Gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời xin lỗi đến nhân dân vì sự kiện đoàn xe theo sau ông vào phố cổ Hội An.

Lời xin lỗi này của người đứng đầu Chính phủ được đánh giá rất cao vì trước đó, hình ảnh đoàn xe trên phố cổ chỉ xuất hiện trên mạng xã hội chứ không phải được đăng tải trên bất cứ tờ báo Việt Nam nào. Điều đó cho thấy, 35 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam đang nắm trong tay những “quyền lực” nhất định xét dưới góc độ truyền thông xã hội.

Giờ đây, không chỉ có các nhà báo, phóng viên, bất kỳ ai cũng có thể trở thành “người đưa tin” dựa vào những nền tảng kỹ thuật mà Facebook cung cấp. Vì vậy, vụ xô xát giữa phóng viên báo Tuổi trẻ và cán bộ công an huyện Đông Anh trên cầu Nhật Tân đang được hàng triệu người dùng Facebook quan tâm vì nó có thể là câu chuyện của chính họ chứ không dừng lại là sự “va chạm” của 2 nghề nghiệp được pháp luật trao cho nhiều quyền lực: nhà báo và công an.

Kết luận sự việc và quyết định phạt hành chính nhà báo Quang Thế về 6 hành vi với tổng số tiền lên đến 14,4 triệu đồng của công an Hà Nội đang tạo lên những ý kiến đa chiều.

facebook va vu
Hình ảnh nóng trên mạng xã hội...

Ban đầu, khi xảy ra vụ việc cầu Nhật Tân, trên mạng xã hội đa số chỉ có các nhà báo lên tiếng, đề nghị xử lý nghiêm để bảo về quyền lợi chính đáng của đồng nghiệp. Nhưng sau khi công an Hà Nội thông báo những kết luận trên, vô số người dùng Facebook khác, không phải nhà báo, phóng viên đã cùng đăng đàn phản đối. Người dùng Facebook nói riêng lo lắng rằng họ có thể trở thành “nạn nhân” bất cứ lúc nào. Một nhà báo được pháp luật ưu tiên nhiều quyền tiếp cận thông tin bị xử lý như vậy còn công dân bình thường thì sao?

Để tránh những thông tin xuyên tạc và quy kết khi xử lý vụ việc này, Công an Hà Nội cần giải đáp mọi thắc mắc của dư luận trong buổi họp báo sắp tới, đưa ra những căn cứ chứng minh được rằng quyết định xử phạt hành chính đối với phóng viên báo Tuổi trẻ là phù hợp với các quy định của pháp luật. Đồng thời Bộ Công an cũng nên có ý kiến, coi vụ việc như một “án lệ” để cả các các bộ chiến sĩ trong ngành, các nhà báo, phóng viên và hàng triệu “nhà báo công dân” trên Facebook hiểu rõ đâu là ranh giới giữa việc sử dụng quyền tiếp cận, chia sẻ thông tin đã được hiến định và luật hóa với việc cản trở công tác điều tra, bảo vệ hiện trường của lực lượng chức năng.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.