Gặp lại nữ tịch phường hứa từ chức nếu vỉa hè không thoáng

Phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc trò chuyện với bà Trương Thị Minh Tín, Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân xoay quanh câu chuyện lời hứa và chiến dịch giành lại vỉa hè.

Bà Tín là người thứ 2 sau ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 cam kết sẽ từ chức nếu không làm tốt vai trò lập lại trật tự lòng, lề đường.

Cụ thể, bà Tín từng tuyên bố: "Tôi hứa cuối năm nay "dẹp" không xong vỉa hè tôi từ chức và phải làm đúng với lời hứa của mình nên không sợ đụng chạm, từ bỏ những lời xin xỏ, tác động".

gap lai nu tich phuong hua tu chuc neu via he khong thoang

Phóng viên: Mới đây, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP HCM đã thực hiện đúng lời hứa không dẹp được vỉa hè nên từ chức. Bà cũng từng hứa, vậy bà có thực hiện cam kết?

Bà Trương Thị Minh Tín: Tôi cũng như anh Hải, tuyên bố ra không phải là vì đánh bóng tên tuổi hoặc nói cho xong rồi thôi.

Tôi cũng đã lớn tuổi, con cái thì đã thành đạt thì đâu cần phải ham danh, ham lợi làm gì mà hứa rồi ôm cái ghế chủ tịch phường. Tâm niệm của tôi, khi anh ở vị trí này mà làm không được thì nên nhường cho anh em khác lên thay.

gap lai nu tich phuong hua tu chuc neu via he khong thoang
Lực lượng Đội quản lý trật tự đô thị đang thực hiện việc kiểm tra xử lý lấn chiếm vỉa hè trên địa đường Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân.

Nhìn lại công tác trật tự vỉa hè so với các địa phương khác thì chúng tôi đã làm tốt. Nói một cách công bằng thì phường chúng tôi không phức tạp như các phường khác nên việc dẹp vỉa hè đỡ cực hơn.

* Nhưng theo ghi nhận của chúng tôi thì ở tỉnh lộ 10, hiện bảng hiệu, bàn ghế vẫn chiếm vỉa hè?

- Đó là một số cửa hàng thôi chứ so với trước thì tốt hơn. Ở phường Bình Trị Đông B chỉ có một vài khu vực xảy ra việc lấn chiếm vỉa hè nhưng người dân để bàn ghế cũng trong giới hạn chấp nhận được.

Địa phương chúng tôi cũng có những cách để giảm bớt sức lực anh em. Ví dụ, mỗi tuyến đường tôi giao cho từng khu phố trưởng, cán bộ hưu trí, hội phụ nữ kiểm tra chéo với nhau. Những người gần dân dễ vận động bà con hơn.

Tôi cũng không khẳng định mình làm hoàn hảo nhưng cố gắng giữ được vỉa hè không tái chiếm.

* Bà có từng gặp cảnh khổ sở mưu sinh từ vỉa hè chưa và bà xử lý thế nào?

- Bản thân tôi là người phụ nữ nên hiểu hơn ai hết về nỗi khổ mưu sinh của những người phụ nữ từ các tỉnh, thành vào đây kinh doanh xe đẩy, quán ăn lề đường.

Tôi còn nhớ cách đây hơn 3 tháng có nhận ý kiến phản ánh của người dân về việc một người phụ nữ bán cháo lòng bày biện bàn ghế lấn chiếm hết con hẻm. Nghe vậy, chúng tôi xuống đề nghị dọn vào ngưng kinh doanh. Nhưng sau đó ngồi lắng nghe tìm hiểu một chút thì mới biết gia đình chị này hầu hết đều mắc bệnh ung thư.

Gánh cháo này là nơi giúp chị có đồng ra đồng vào để kéo dài sự sống của người thân. Thế rồi tôi có hỏi những người phản ánh, giờ phải xử lý ra sao? Mọi người nghe xong ai cũng lặng người và cuối cùng đồng ý cho chị kinh doanh nhưng phải gọn gàng, ít bàn ghế không ảnh hưởng bà con xung quanh.

gap lai nu tich phuong hua tu chuc neu via he khong thoang Vì sao ông Đoàn Ngọc Hải thất bại trong 'cuộc chiến' dẹp vỉa hè?

Chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải không thể hiện hình ảnh một chính quyền hành xử văn minh, ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.