Gia Lai: Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại 2016

Ngày 28/9, tại tỉnh Gia Lai, Bộ Y tế, Bộ NN & PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại”.  

Ở nước ta, bệnh dại gặp ở hầu hết các tỉnh, thành phố, số tử vong do dại ghi nhận tăng cao trong giai đoạn 1990-2000 với hàng trăm trường hợp mỗi năm. Trong 3 năm từ 2011-2013, bệnh dại là bệnh có số ca tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 – 2015, số ca tử vong do dại trên cả nước giảm 30% so với năm 2013 trở về trước tuy nhiên vẫn còn một số tỉnh có số tử vong cao.

Tính từ đầu năm 2016 đến nay cả nước ghi nhận 49 trường hợp tử vong do dại trong đó tại tỉnh Gia Lai cũng có 02 trường hợp tử vong. Ngoài ra, hằng năm tại nước ta có khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn phải tiêm vắc xin phòng dại với chi phí cho việc tiêm vắc xin ước tính là hơn 300 tỷ đồng và còn gây tổn thất về tinh thần, sức khoẻ cho người dân, gây lo lắng cho cộng đồng.

gia lai mit tinh huong ung ngay the gioi phong chong benh dai 2016

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm, đặc biệt có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2012-2016. Số ca tử vong do bệnh dại vẫn ở mức cao. Năm 2012-2016 toàn tỉnh có 8 trường hợp tử vong do bệnh dại xảy ra trong 7 tháng đầu năm 2016 tại phòng tiêm của đơn vị đã ghi nhận 6.488 lượt người đến tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại khi bị chó, mèo… cắn. Kinh phí chi cho vắc xin và kháng huyết thanh dại tương đương 1,3 tỷ đồng. Đồng thời, Gia Lai là một trong các tỉnh có số ca tử vong liên tiếp qua các năm và cao nhất khu vực Tây Nguyên…

Mục tiêu loại trừ bệnh dại chỉ có thể đạt được khi ít nhất 70% tổng đàn chó thực tế được tiêm phòng và người dân chủ động đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng dại khi bị chó cắn. Tất cả mọi người dân hãy nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, tính bắt buộc của việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho người khi bị chó mèo nghi dại cắn cũng như việc tiêm phòng vắc xin phòng dại cho vật nuôi là chó, mèo. Các cháu học sinh nếu bị chó mèo cắn cần báo cho cha, mẹ, thầy cô giáo để phối hợp với cơ quan y tế trong việc xử lý kịp thời.

gia lai mit tinh huong ung ngay the gioi phong chong benh dai 2016

Các cấp chính quyền hãy quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí tại địa phương; các ban ngành, đoàn thể cùng chung tay với ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thông trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng dại tại tất cả các huyện, thị (vì hiện nay vẫn còn 17,5% số huyện không có điểm tiêm vắc xin này) tiến tới đến tận tuyến xã, phường để người dân có thể dễ dàng tiếp cận được với dịch vụ tiêm chủng loại vắc xin phòng dại khi có nhu cầu.

Ngay sau lễ mít tinh, các lực lượng tham dự đã tham gia diễu hành, tuyên truyền công tác phòng, chống bệnh dại trên các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai vì mục tiêu tiến tới loại trừ bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, bệnh lây từ động vật sang người mà chủ yếu là lây từ chó chiếm tỷ lệ 99%. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 70.000 người bị chết do dại và hơn 10 triệu người bị chó, mèo nghi dại cắn phải tiêm vắc xin phòng bệnh trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm từ 40-60%.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại hầu hết là không được tiêm phòng vắc xin và thường xảy ra ở vùng nông thôn, miền núi nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu kiến thức về phòng chống bệnh dại.

Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, dù vậy bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu người bị chó, mèo cắn được tiêm vắc xin phòng dại.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và kêu gọi sự cam kết chính trị của chính quyền các nước trong nỗ lực hướng tới một thế giới không còn bệnh dại, Liên minh kiểm soát bệnh dại toàn cầu (GARC) đã lấy ngày 28/9 hàng năm là “Ngày thế giới phòng chống bệnh dại”. Đến nay đã có hơn 100 quốc gia tham gia sự kiện này.

Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm nay được tổ chức với chủ đề “Truyền thông, tiêm phòng và tiến tới loại trừ”. Sự kiện này là một trong số các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng vắc xin phòng dại trên cả hai khía cạnh là cho động vật và cho người bị phơi nhiễm; huy động sự tham gia, hưởng ứng, đầu tư của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cho hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng bệnh nhằm tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam vào năm 2020 đúng như cam kết với cộng đồng quốc tế

chọn
Keangnam Landmark 72 sắp đổi chủ?
Tập đoàn AON plc - chủ tòa nhà Landmark 72 và tòa tháp đôi Keangam đang muốn bán toàn bộ cổ phần tại khu phức hợp này với giá hơn 1.000 tỷ won.