Giá nhà Việt Nam đâu phải siêu đắt, vì sao lao động đô thị mất vài chục năm mới có?

Theo chuyên gia bất động sản Đinh Thế Hiển, nếu so sánh trên cơ sở thu nhập đầu người thì quả thực, nhà đất ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước.
Giá nhà Việt Nam đâu phải siêu đắt, vì sao lao động đô thị mất vài chục năm mới có? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ.

Nhiều nhận định cho rằng giá bất động sản Việt Nam đang quá cao so với giá trị thực tế. Thậm chí, có ý kiến nhấn mạnh tâm lí chuộng việc chọn bất động sản làm “của để dành" nên giá nhà đất bị đẩy giá.

Chính vì giá cao nên việc tiếp cận nhà ở của người lao động những thành phố lớn không hề dễ dàng. Một tính toán từ mức thu nhập bình quân cho thấy, nếu mua nhà có giá khoảng hơn 1 tỉ đồng, mỗi hộ gia đình chỉ được chi tiêu sinh hoạt ở mức tối thiểu và tiết kiệm liên tục trong vòng khoảng 15-17 năm.

Còn theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), hiện nay, căn hộ nhà ở thương mại 02 phòng ngủ có giá vừa túi tiền khoảng trên dưới 2 tỉ đồng. Với cặp vợ chồng (có 01 con) có tiền lương khoảng 20 triệu đồng/tháng, tằn tiện lắm chỉ có thể tiết kiệm được khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng (60 - 70 triệu đồng/năm), thì giấc mơ tạo lập nhà ở càng xa vời, nếu không được hỗ trợ ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội.

Trao đổi với Dân trí, ông Đinh Thế Hiển - chuyên gia bất động sản cho rằng giá nhà đất ở Việt Nam nhìn trong một góc độ nào đó có những vùng cao và rất cao so với thu nhập người mua. Tuy nhiên nếu so sánh theo từng vị trí, tuỳ từng khu vực thì giá bất động sản Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều nước phát triển.

Ông Hiển lấy ví dụ căn hộ cao cấp trung tâm TP HCM có giá từ 100 triệu đồng - 200 triệu đồng/m2 là quá cao nhưng cũng ở vị trí đẹp, trung tâm của một số thành phố như Hong Kong thì căn hộ vài chục triệu USD không hiếm.

Tuy nhiên ông Hiển cho rằng, nếu so sánh trên cơ sở thu nhập đầu người thì quả thực, nhà đất ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước. Ông Hiển tính toán, nếu người lao động tại TP Hồ Chí Minh bình quân mất 20 năm, thậm chí có người 30 năm mới đủ mua một căn hộ trung cấp thì ở các nước phát triển khác chỉ mất khoảng 7 - 10 năm.

Vị chuyên gia bất động sản này cũng chỉ ra một khó khăn vô cùng lớn cản trở người lao động có nhà, đó là vấn đề lãi suất. Ở nhiều nước, người lao động có thể mua trả góp 30 năm với lãi suất thấp, thậm chí 2-3% nên số tiền phải chi trả hàng tháng cho căn nhà không quá lớn.

“Trong khi đó người lao động Việt Nam phải trả lãi suất cho vay lên đến 10% khiến số tiền góp hàng tháng rất lớn. Thậm chí quá cả mức thu nhập", ông Hiển nói.

Trong báo cáo mới được công bố, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnamreport) cũng đã đề cập đến giá bất động sản Việt Nam.

Báo cáo này cho rằng, mặt bằng giá bất động sản nói chung đã tăng vọt lên 50%, có nơi cả 100% và thậm chí 200% chỉ trong vòng vài năm trong khi mức tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng gần 7%/năm, mức tăng thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ ở mức 7-8%/năm.

“Rõ ràng mức tăng giá bất động sản đã vượt quá xa tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Do đó, xét về triển vọng ngành, bất động sản vẫn được giới phân tích đánh giá khá thận trọng trong giai đoạn này vì những rủi ro mang tính ngắn hạn”, báo cáo nhận định.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.