Theo tờ trình, bảng giá đất trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2020-2024 ban hành ổn định trong 5 năm và được xác định làm căn cứ để áp dụng trong việc tính tiền sử dụng đất (khu Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở; chuyển mục đích sử dụng đất).
Bảng giá đất này cũng tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lí, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lí và sử dụng đất đai…
Song, khi áp dụng thực tiễn, bảng giá đất năm 2014 gặp phải một số bất cập. Cụ thể, việc quy định về vị trí đất nông nghiệp còn thiếu 4 loại đất chưa được quy định gồm đất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất giáo dục, y tế; đất tôn giáo; mặt bằng giá đất giữa các quận, huyện chưa đồng đều.
Từ đó, UBND TP HCM đề nghị giữ nguyên các mức giá đối với đất ở được ban hành theo quyết định 51/2014 và quyết định 30/2017 của UBND TP HCM về điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất ở ban hành kèm theo Quyết định 51/2014.
Đồng thời, cập nhật tên đường đã thay đổi, đường mới, loại bỏ những tên đường, đoạn đường không còn phù hợp và bổ sung bảng giá đất trong khu công nghệ cao.
UBND TP HCM cũng đề xuất áp dụng khung giá đất của đô thị đặc biệt theo Nghị định 96/2019 của Chính phủ về khung giá đất đối với 19 quận trên địa bàn TP HCM. Đối với thị trấn của 5 huyện của TP HCM thì áp dụng theo khung giá đất của đô thị loại 5. Giá đất của các xã thuộc 5 huyện này áp dụng theo khung giá đất của xã đồng bằng.
Theo đó, đối với 19 quận, giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2 và giá tối đa 162 triệu đồng/m2. Đối với 5 thị trấn và các xã đô thị hóa loại 5 thuộc 5 huyện giá tối thiểu 120.000 đồng/m2 và giá tối đa 15 triệu đồng/m2; đối với các xã đồng bằng của 5 huyện giá tối thiểu 60.000 đồng/m2 và giá tối đa 18 triệu đồng/m2.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa tập trung được tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Đất giáo dục, y tế tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Đất tôn giáo tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Cụ thể, đất với đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ thì tính bằng 60% giá đất ở. Đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề.
Tuy nhiên, giá đất thương mại, dịch vụ không được thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm trong khu dân cư cùng khu vực.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp tính bằng 60% giá đất ở liền kề.
Đặc biệt, đất nông nghiệp trong khu dân cư bằng 150% giá đất nông nghiệp cùng loại trong khu vực.
Bảng giá đất mới bổ sung gần 400 tuyến đường đoạn đường mới tại các quận, huyện và cũng loại bỏ hơn 260 tuyến đường cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo tờ trình của UBND TP HCM, giá đất ở cao nhất ở các quận là 800 triệu đồng/m2, giá đất ở cao nhất ở các huyện là 120 triệu đồng/m2 (khu Trung Sơn của huyện Bình Chánh).
So với năm 2015, thời điểm ban hành bảng giá đất giai đoạn 2015-2019 thì giá đất hiện nay ở các quận tăng gấp 2 lần, giá đất ở các huyện tăng cao gấp 3 lần.
Đô thị 08:29 | 13/07/2020
Nhà đất 08:06 | 13/07/2020
Kinh doanh 08:03 | 13/07/2020
Đô thị 08:03 | 13/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020
Du lịch 06:00 | 29/06/2020
Tiêu dùng 20:34 | 28/06/2020