Giá trị sản xuất thực tế ngành dệt may ước đạt gần 38 nghìn tỷ đồng trong năm 2016

Năm 2016, Giá trị SXCN (theo giá thực tế) của ngành Dệt may Việt Nam ước đạt 37.757 tỷ đồng, bằng 103% so cùng kỳ năm 2015.

2016 là năm hết sức khó khăn đối với ngành Dệt may Việt Nam do tình hình dệt may toàn cầu đều suy giảm, kim ngạch xuất khẩu của DMVN tăng trưởng chậm hơn các năm trước, chỉ đạt khoảng 28,3 tỷ USD, tăng trưởng xấp xỉ 5%, tăng gần 1,5 tỷ USD so với năm 2015.

Kết quả SXKD của Tập đoàn: Giá trị SXCN (theo giá thực tế) ước đạt 37.757 tỷ đồng, bằng 103% so cùng kỳ; kim ngạch XK (tính đủ) đạt 2.477 tỷ đồng, bằng 104% so cùng kỳ; tổng doanh thu (không VAT) đạt 40.563 tỷ đồng, bằng 103% so cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế ( không tính đơn vị phụ thuộc) đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9% so cùng kỳ; thu nhập bình quân người lao động đạt 6 triệu 690 nghìn đồng/người/tháng, tăng 8% so cùng kỳ 2015.

Thu nhập bình quân người lao động trong ngành đạt 6 triệu 690 nghìn đồng/người/tháng, tăng 8% so cùng kỳ. (Ảnh NLĐ)

Năm 2016 cũng là năm Tập đoàn đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, tổng cộng có 41 dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) là 5.523,7 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án Sợi có TMĐT 2.048,3 tỷ đồng; 9 dự án Dệt Nhuộm với TMĐT 1.399,5 tỷ đồng; 17 dự án May với TMĐT 1.824,7 tỷ đồng; 6 dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị với số tiền 251,2 tỷ đồng.

Trong 8 dự án của Công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư thì 7 dự án đã đi vào hoạt động, bao gồm: dự án Nhà máy Sợi Nam Định quy mô 2,1 vạn cọc đã hoàn thành giai đoạn I, vận hành chạy thử cuối tháng 4/2016; dự án Nhà máy Sợi Phú Cường quy mô 3 vạn cọc đã hoàn thành giai đoạn I, vận hành chạy thử cuối tháng 5/2016; dự án Nhà máy May Vinatex Cần Thơ gồm 29 chuyền may, vận hành sản xuất thử từ tháng 4/2016, sản lượng dự kiến năm 2016 đạt 0,6 triệu sản phẩm; dự án Nhà máy May Bạc Liêu gồm 25 chuyền may, vận hành sản xuất thử từ tháng 6/2016, sản lượng dự kiến năm 2016 đạt 0,4 triệu sản phẩm; dự án Nhà máy May Vinatex Lệ Thủy - Quảng Bình gồm 20 chuyền may, đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016, dự kiến đạt 0,8 triệu sản phẩm năm 2016; dự án May Tuyên Quang gồm 16 chuyền may, vận hành chạy thử tháng 10/2016; dự án Yarndyed phía Nam, sản lượng dự kiến năm 2016 là 3,5 triệu mét vuông, chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2; dự án May Quế Sơn quy mô 20 chuyền may đang được triển khai thực hiện. 7/8 dự án đã thực hiện góp phần tăng năng lực cho Tập đoàn về Sợi tăng thêm 3.130 tấn; Vải tăng 3,5 triệu mét vuông, May tăng hơn 2 triệu sản phẩm.

Công ty mẹ Tập đoàn đã triển khai dự án “Tư vấn Nâng cao năng lực Quản trị doanh nghiệp” với đơn vị tư vấn E&Y Việt Nam để nâng cao năng lực quản trị, kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân sự của Tập đoàn, áp dụng những cải tiến trong hoạt động vận hành, quản trị. Hiện tại đã hoàn thành khởi động dự án và 1 phần của Hợp phần, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thành vào quý 1 và quý 2 năm 2017.

Về công tác quản lý NNL và đào tạo, Tập đoàn đã tổ chức các lớp đào tạo quản lý đơn hàng (Merchandiser), đào tạo giám đốc xí nghiệp dệt may, quản lý công trình xây dựng. Với khối Viện, Trường, năm 2016 có tổng số học sinh sinh viên là 21.241 người, trong đó đã tuyển 500 sinh viên năm thứ nhất cho Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Số sinh viên tốt nghiệp là 13.505 người.

Về công tác tài chính, đảm bảo đủ vốn đầu tư mới các dự án từ các nguồn khác nhau: vốn vay NH thương mại, vốn từ Quỹ đất, nguồn vốn khác, nhằm khai thác đa nguồn vốn rẻ để nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án. Tập đoàn đã giải ngân vốn OCR được 61.691.724 USD - mức giải ngân cao nhất so với 3 DN được vay vốn ưu đãi cùng đợt từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

chọn
Đất Xanh: Gem Riverside đã xong pháp lý và sắp mở bán
Đại diện Đất Xanh cho biết dự án Gem Riverside đã cơ bản hoàn thiện pháp lý, doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng từ quý III/2024.