Giá vàng tăng còn bất động sản giảm trong bối cảnh dịch Covid-19, người có tiền nên đầu tư vào đâu?

Nhiều người có tiền sẽ cảm thấy băn khoăn chưa biết lựa chọn nên đầu tư vào vàng hay bất động sản khi hai thị trường này đang đảo chiều nhau.

Giá vàng và giá bất động sản sẽ đi ngược chiều nhau 

Trong những ngày qua, giá vàng SJC đã lên đến 62 triệu đồng/ lượng, tăng vọt từ dưới 50 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng một tháng trước. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay. 

Ngược lại với vàng, thị trường động sản lại đang rơi vào trạng thái "đóng băng" trước việc xuất hiện trở lại của dịch Covid-19. Thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm 2020 và bước sang năm 2021 đang dịch chuyển bất định và khó đoán bởi nhiều yếu tố khách quan. Đặc biệt, bất động sản sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự kiểm soát Covid-19 sớm hay muộn.

Thị trường vàng được nhiều chuyên gia đánh giá vẫn có xu hướng tăng trước việc thế giới chưa kiểm soát được dịch bệnh. Cụ thể, theo báo Đầu tư,  ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Australia tại Việt Nam, chuyên gia phân tích đầu tư cho rằng, chưa có dấu hiệu nào cho thấy vàng sẽ giảm giá. 

Ông Long nhận định, giá vàng thế giới đang bị tác động nhiều bởi các gói cứu trợ, chỉ tính riêng gói cứu trợ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã lên tới 1.000 tỉ USD và có thể sẽ còn cao hơn. Nếu dịch bệnh chưa thể khống chế, các gói cứu trợ vẫn tiếp tục được bơm ra, vàng sẽ không thể giảm. Lạm phát là môi trường thuận lợi nhất cho vàng.

Theo Tri thức trực tuyến, Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng giá vàng sẽ luôn tăng và đặc biệt lên cao vào thời điểm tình hình thế giới khủng hoảng. Khi dịch bệnh bùng phát ngày càng nghiêm trọng, giá vàng và giá bất động sản sẽ đi ngược chiều nhau, giá vàng tăng còn giá bất động sản giảm. 

Người đầu tư cần thận trọng

Không giống như bất động sản, nhìn vào biến động của thị trường vàng khá phức tạp, bởi giá có thể thay đổi ngay trong ngày, và thậm chí trong vài giờ, chính vì vậy việc mua bán cũng đòi hỏi người đầu tư cân nhắc và luôn nắm bắt được xu hướng. Chẳng hạn, sau khi tăng lên mức 62 triệu đồng/ lượng trong trưa ngày 6/8, giá vàng SJC đã nhanh chóng mất mốc kỉ lục này chỉ trong 2 giờ đồng hồ do áp lực chốt lời trong nước gia tăng.

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng Đinh Thế Hiển, chia sẻ, vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro, kinh tế bất ổn đẩy giá vàng lên còn khi ổn định thì giá vàng quay đầu giảm. Cho dù dịch Covid-19 còn, kinh tế vẫn phải tự đứng dậy đi lên. Ông Hiển cũng cho hay, việc mua vàng lúc này không phải để tìm kiếm sự an toàn mà là mua trong bất ổn, bởi vàng có khả năng tăng hoặc giảm giá mạnh.

Còn chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định, kịch bản kiểm soát được dịch bệnh, có thể đảo chiều, tức là giá vàng sẽ đi xuống, giá bất động sản tăng lên. Hiện tại, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế, giá vàng được các nhà đầu tư quan tâm hơn nhiều so với bất động sản. Đến khi kiểm soát tốt dịch bệnh thì nên cân nhắc đầu tư vào bất động sản và giảm thiểu đầu tư vào vàng. 

Mặc dù xu hướng tăng giá của vàng vẫn đang được dự đoán theo chiều tăng, nhưng nếu việc giá tăng lướt sóng, nhà đầu tư dễ gặp rủi ro. Vì vậy, dù giá vàng đang trong xu hướng tăng, song nhà đầu tư cũng cần quan sát động thái chốt lời của các nhà đầu tư lớn để có quyết định kịp thời.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.