Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Giá dầu tiếp tục tăng gần 1,5%

Giá xăng dầu hôm nay 13/5 tiếp đà tăng gần 1,5% sau phiên tăng hôm qua. Lo ngại về nguồn cung và căng thẳng địa chính trị ở châu Âu đang tác động đáng kể đến giá dầu thế giới.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 14/3

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 13/5 tính đến đầu giờ sáng, mức giao dịch đang ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 6/2022): 107,76 USD/thùng - tăng 1,63 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 7/2022): 109,20 USD/thùng - tăng 1,75 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 10/2022): 76.870 JPY/thùng - tăng 1.070 JPY so với giao dịch trước đó

Giá dầu tiếp tục tăng gần 1,5%. (Ảnh:  Lạc Yên)

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h15 ngày 13/5/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2022

Tokyo

76.870

1,41

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 7/2022

ICE

109,20

1,63

USD/thùng

 

Dầu thô 

WTI

Giao tháng 6/2022

Nymex

107,76

1,54

USD/thùng

Vào hôm thứ Năm (12/5), giá dầu tăng trở lại, đảo ngược mức sụt giảm mạnh trước đó, Reuters đưa tin.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lo ngại về nguồn cung và căng thẳng địa chính trị ở châu Âu đã chiếm ưu thế hơn so với lo ngại kinh tế đang ảnh hưởng đến thị trường tài chính khi lạm phát tăng cao.

Lệnh cấm vận dầu của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu từ Nga - nhà cung cấp dầu thô và nhiên liệu chính cho khối - vẫn đang trong quá trình thương thuyết được cho là sẽ thắt chặt hơn nữa nguồn cung toàn cầu.

Lệnh cấm vận có hiệu lực khi tất cả 27 thành viên EU đều bỏ phiếu đồng thuận. Song, cuộc bỏ phiếu đã bị trì hoãn khi Hungary phản đối lệnh cấm vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.

Bên cạnh đó, giá dầu và thị trường tài chính tuần này còn chịu áp lực lớn lãi suất tăng, đồng USD Mỹ mạnh lên mức cao nhất trong hai thập kỷ qua và lo ngại về lạm phát, suy thoái có thể xảy ra.

Việc phong tỏa do dịch bệnh COVID-19 kéo dài tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới - cũng đã ảnh hưởng đến thị trường. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong 12 tháng tính đến tháng 4 đã tăng 8,3%, làm dấy lên lo ngại về việc tăng lãi suất lớn hơn và tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo hàng tháng hôm thứ Năm rằng: “Giá dầu tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại dự kiến ​​sẽ hạn chế đáng kể sự phục hồi nhu cầu trong thời gian còn lại của năm nay và kéo dài đến năm 2023”.

Thêm vào đó, các đợt phong tỏa kéo dài ở Trung Quốc cũng khiến thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới này giảm tốc đáng kể.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2022 trong tháng thứ hai liên tiếp, do tác động của việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, lạm phát gia tăng và sự trỗi dậy của biến thể Omicron ở Trung Quốc.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay  

Chiều 11/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 1.491 đồng/lít

28.959 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 1.554 đồng/lít

29.988 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.120 đồng/lít

26.650 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.340 đồng/lít

25.168 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 0 đồng/kg

21.560 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 8 đợt tăng, 3 đợt giảm.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.