Hậu điều chuyển luồng tuyến: Xe được ở lại bến Mỹ Đình cũng vắng khách |
Doanh nghiệp vận tải chuyển về bến xe Nước Ngầm vắng khách, thua lỗ. Ảnh: Đoàn Lê |
Chiều 1/3, nhiều doanh nghiệp đã có buổi đối thoại với Bộ GTVT, TP Hà Nội và Sở GTVT về điều chuyển luồng tuyến xe khách. Đại diện các doanh nghiệp cho biết sau khi điều chuyển không có khách; điều chuyển không hợp lý; phát sinh xe dù; mong muốn quay lại bến xe Mỹ Đình...
Bàn về việc điều chuyển luồng tuyến, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận định chủ trương là đúng đắn nhưng "giải pháp cụ thể hơi vội vàng và không đồng bộ" nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phản ánh như trên.
Theo ông Thanh, Hà Nội và ngành Giao thông cần giải quyết 4 nhóm biện pháp có thể giúp "hạ nhiệt" và hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp sau điều chuyển luồng tuyến. Thứ nhất, Hà Nội cần dẹp xe dù.
Đại diện doanh nghiệp vận tải phản ánh tình trạng xe dù bùng phát sau điều chuyển luồng tuyến tại cuộc đối thoại với ngành Giao thông và TP Hà Nội. Ảnh: Đoàn Lê |
"Việc cần làm ngay là dẹp xe dù và nếu không làm được thì sẽ khiến doanh nghiệp mất niềm tin. Đây là việc khó nhưng không phải không làm được. Hà Nội có thể buộc trách nhiệm vào chính quyền địa phương mà cụ thể là quận Nam Từ Liêm và các phường sở tại. Để xảy ra xe dù thì cách chức", ông Thanh nói.
Ông Thanh nhận định rằng, khi dẹp được xe dù tức là cắt nguồn cung thì người dân sẽ phải tự tìm về các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm nếu muốn di chuyển. Thứ hai, điều chuyển khiến người dân di lại khó thì Hà Nội cần thiết kế tuyến buýt đặc thù từ Mỹ Đình về Nước Ngầm. "Đây có thể là tuyến buýt không dừng, chở được hàng hóa không chỉ giúp người dân đi lại mà TP cũng nắm được nhu cầu để điều chỉnh".
Doanh nghiệp tại bến xe Mỹ Đình cũng phản ánh tình trạng ế khách sau điều chuyển. Ảnh: Đoàn Lê |
Thứ ba, theo ông Thanh, xắp xếp luồng tuyến của hai bến Giáp Bát và Nước Ngầm cần điều chỉnh. Tức là mỗi tỉnh chỉ xuất phát từ một bến. Ví dụ, các tuyến Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình về Giáp Bát; các tuyến xa hơn như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về Nước Ngầm. Điều này giúp tránh tình trạng trùng tuyến giữa hai bến và khách chỉ chọn Giáp Bát với lý do thuận tiện.
Cách nào giải cứu ùn tắc tại nút giao Pháp Vân?
Nút giao Pháp Vân là cửa ngõ quan trọng nhất phía Nam Hà Nội nhưng từ lâu trở thành “điểm nóng” của ùn tắc. Trước ... |
Thứ 4, nhanh chóng giải quyết tình trạng ùn tắc ở nút giao Pháp Vân - cửa ngõ Thủ đô. Nút giao này hiện đang tắc thêm vì điều chuyển luồng tuyến. Ông Thanh nhận định, chúng ta có thể đưa việc tổ chức giao thông nút giao này vào loại công trình trọng điểm, thực hiện nhanh gọn để sớm giải quyết ùn tắc.
Nút giao Pháp Vân đang được lên phương án tổ chức lại giao thông. Ảnh: Google |
"Những giải pháp trên (trừ nút giao Pháp Vân) có thể thực hiện được ngay chỉ trong một, hai tháng và không tốn kém. Nếu cứ chần chừ thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục phản đối vì họ đang thua lỗ nặng nề", ông Thanh nói.