Giải độc cơ thể và chữa bệnh hiệu quả bằng xông hơi

Theo Y học cổ truyền, xông hơi là một phương pháp chữa bệnh và giải độc cơ thể mang lại hiệu quả rất cao. Hơi nước từ nồi nước xông bốc lên có tác dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết và thúc đẩy việc đào thải hàn khí ra ngoài theo tuyến mồ hôi.
 
giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi Xông hơi thải độc cho da mặt với 8 bước dễ thực hiện
giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi Cuối tuần rủ nhau đi xông hơi Jjim Jil Bang kiểu Hàn ở Sài Gòn
giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi
Xông là cách giải độc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. (Ảnh: Colorado Aromatics)

Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình (Hà Nội), cho biết: Xông hơi có rất nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh và phục hồi sức khỏe con người. Đây là một phương pháp chữa bệnh mà không cần dùng thuốc, được cả thế giới áp dụng.

Hơi nóng từ nồi xông sẽ kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động, lỗ chân lông được mở rộng, từ đó các độc tố trong cơ thể, bụi bẩn ở lỗ chân lông sẽ ra ngoài theo tuyến mồ hôi. Bên cạnh đó, xông hơi còn giúp sưởi ấm cơ thể và thư giãn tinh thần rất tốt. Tinh dầu của các loại lá xông sẽ sát trùng, diệt khuẩn đường hô hấp, mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm, thư thái. Xông hơi cũng có tác dụng tích cực lên hệ thần kinh, làm tăng quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể.


NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA XÔNG HƠI

Giải cảm

Đây là một tác dụng cơ bản nhất của việc xông hơi. Sức nóng của hơi nước cùng với hương tinh dầu của các loại thảo dược sẽ giúp giãn nở mạch máu và lưu thông khí huyết rất tốt, thúc đẩy đào thải khí độc ra bên ngoài. Sau khi xông hơi, da của bạn sẽ trở nên mềm mại và dịu mát hơn, tình trạng đau đầu, chóng mặt cũng được giải quyết.

giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi

Nếu xông hơi để giải cảm, bạn nên cho thêm một ít gừng vào nồi lá xông để đạt hiệu quả cao hơn. (Ảnh: BoShop)

Trị huyết áp cao

Xông hơi sẽ làm giãn nở mạch máu ngoại biên và tăng cường tiết mồ hôi để đào thải bớt lượng nước không cần thiết ra ngoài cơ thể. Cả hai điều này đều có tác dụng làm giảm nhẹ áp lực lên tim và thành mạch, lúc này thận sẽ không phải hoạt động quá nhiều. Từ đó giúp cân bằng huyết áp, tạo thuận lợi cho các cơ quan nội tạng khác hoạt động hiệu quả hơn.

Thải độc

giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi
Mỗi tháng bạn nên tiến hành xông hơi khoảng 2 lần để loại bỏ hết các chất độc bên trong cơ thể. (Ảnh: Nếp Magazine)

Chất độc sẽ tồn tại trong cơ thể con người thông qua quá trình ăn uống hoặc do các quá trình sinh hóa. Bạn có thể loại bỏ những độc tố này bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn chay hay thường xuyên uống nước chanh… Và xông hơi cũng là một giải pháp hiệu quả để có thể loại bỏ bớt các độc tố ra khỏi cơ thể.

Trước hết, xông hơi sẽ giúp trục thủy, giải độc rất tốt trong các trường hợp sưng phù, ứ nước do gan, thận. Hơi nóng của nước sẽ phân hủy một lượng mỡ thừa nhất định để điều hòa thân nhiệt. Trong dân gian còn có kinh nghiệm dùng nồi nước xông để giải độc và phục hồi sức khỏe khi đi về từ những vùng núi rừng ẩm thấp, sau khi đi thăm bệnh hay viếng đám ma...

Làm đẹp, giảm cân

giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi

Xông hơi giúp bạn có làn da đẹp cũng như giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả. (Ảnh: NatAdviser.com)

Việc bạn sử dụng một số loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu như sả, lá bưởi, lá bạc hà… để xông hơi mặt sẽ giúp đào thải da chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và mềm da. Đây là liệu pháp làm đẹp được rất nhiều trung tâm thẩm mỹ, spa áp dụng. Nếu muốn da mặt sạch mụn, không bóng nhờn, bạn có thể xông hơi 2 – 3 lần mỗi tháng.

Nếu xông hơi hợp lí khoảng 1 lần 1 tuần thì bạn có thể giảm cân và giữ dáng hiệu quả, vì lượng mồ hôi được tiết ra khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng thì sẽ khiến cơ thể bị mất đi một lượng muối khoáng thiếu yếu. Vì thế, bạn nên kết hợp xông hơi với chế độ ăn uống và luyện tập thể thao để có được kết quả giảm cân tốt và an toàn hơn.


CÁCH THỰC HIỆN XÔNG HƠI

giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi

Bạn cần chuẩn bị mỗi loại lá một ít, khoảng 600 – 800gr các loại lá sẽ được nồi nước xông. Nếu ở nông thôn, bạn có thể tận dụng các loại lá trong vườn nhà, chú ý chọn những loại lá có tinh dầu và mùi dễ chịu như lá bưởi, sả, tía tô, cúc tần, kinh giới... Còn nếu ở tại thành phố, không có đủ các loại cây này thì có thể ra hiệu thuốc bắc và mua một thang thuốc lá xông hơi giải cảm.

giai doc co the va chua benh hieu qua bang xong hoi

Sau khi nấu sôi nồi nước xông hơi, bạn tìm vị trí bằng phẳng, đủ rộng để ngồi xông. Người xông hơi có thể mặc quần áo lót hoặc cởi trần, ngồi trên một chiếc ghế thấp. Đặt nồi nước xông trước mặt, sau đó trùm kín người bằng một cái chăn rộng, không quá dày. Từ từ hé nắp nồi nước xông để hơi nước bắt đầu bốc lên.

Khi đã bắt đầu quen với sức nóng của hơi nước thì bạn có thể mở nắp nồi nước xông to hơn. Hít sâu, thở nhẹ nhàng, nhắm mắt để hơi nóng không làm tổn thương niêm mạc. Dùng đũa đảo các loại lá trong nồi để tận dụng hết hơi nước và sức nóng. Khi thấy lượng mồ hôi tiết ra nhiều, sau khoảng 7 – 10 phút thì mở chăn và dùng khăn sạch lau mồ hôi, mặc quần áo.

Những điều cần chú ý khi xông hơi

- Xông hơi giải cảm chỉ nên thực hiện một lần, vì nếu xông hơi quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị hao hụt muối khoáng.

- Chỉ nên tiến hành xông hơi từ 7 – 10 phút, xông hơi quá lâu dễ khiến bị mất nước cục bộ, cơ thể mệt mỏi và bị thêm các bệnh về đường bài tiết.

- Tuyệt đối không được tắm lại sau khi xông hơi, vì lỗ chân lông sẽ bị bít kín, giữ lại nước, gây ứ trệ và dễ nhiễm cảm.

- Cấm chỉ định xông hơi với phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ em nhỏ dưới 12 tuổi, người có bệnh da liễu.

- Chỉ nên thực hiện xông hơi khi có cảm giác thoải mái sau mỗi lần xông. Nếu cảm thấy cơ thể khó chịu, khó thở, đầu óc choáng váng thì nên dừng lại.

- Cần phải uống bù nước sau khi xông hơi.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030
Hà Nam là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.