‘Giải mã’ những sự tích đêm Giáng sinh có thể bạn chưa biết

Vào lễ Giáng sinh, nhiều người cùng háo hức ra đường vui chơi hoặc tổ chức tiệc mừng nhưng không phải ai cũng viết sự tích của ngày lễ đặc biệt này. Hãy cùng tìm hiểu sự tích Giáng sinh cùng những biểu tượng đặc biệt qua bài viết.

Tìm hiểu sự tích ngày Chúa Giáng sinh 

Hàng năm, cứ mỗi dịp Noel đến nhiều gia đình, cửa hàng, doanh nghiệp lại nô nức trang hoàng nhà cửa, cùng nhau mua sắm, chuẩn bị quà hay tổ chức tiệc mừng trong ngày lễ đặc biệt này. Tuy nhiên, không quá nhiều người trong số này thật sự nắm bắt được nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh mà họ chỉ hưởng ứng theo số đông và xem đây như một dịp để vui chơi, thư giãn. 

Lễ Giáng sinh còn được gọi với những cái tên như lễ Thiên Chúa Giáng sinh, Noel hay Christmas. Đây là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời.

Theo các tín hữu của Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) nước Do Thái (ngày nay là thành phố của Palestine). Thời điểm bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Trong Tân Ước, nói rằng Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, phù hợp với những lời tiên tri về đấng cứu thế. Khi Thánh Joseph và Thánh nữ Mary đến thành phố, quán trọ không còn chỗ nên họ được cung cấp một chuồng ngựa, nơi Chúa Hài Đồng sắp chào đời, với các thiên thần loan báo tin này cho những người chăn chiên để họ truyền tin.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về ngày sinh của Chúa Giê-su và vào đầu thế kỷ thứ IV, nhà thờ đã ấn định ngày này là ngày 25/12 hàng năm làm ngày Chúa Giáng sinh, tương ứng với ngày đông chí truyền thống vào ngày lịch La Mã.

Nguyên thủy, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Thế nhưng, theo thời gian người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình.

Ảnh: Trang trí Giáng sinh

Giải đáp sự tích Ông già Noel và ý nghĩa

Ông già Noel là hình ảnh không còn xa lạ trong ngày lễ Giáng sinh. Đặc biệt, các em nhỏ đều mong gặp được ông vào ngày lễ đặc biệt này để được hiện thực hóa những điều ước của mình. Hãy cùng tìm hiểu sự tích Ông già Noel qua thông tin dưới đây.

Ông già Noel còn có những tên gọi khác như Thánh Nicholas, Thánh Nick, Kris Kringle là hình ảnh một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc mũ đỏ, chòm râu dài trắng, gương mặt hóm hỉnh cùng tiếng cười "hô hô hô". Mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi 9 con tuần lộc để mang quà cho các bạn nhỏ khắp nơi.

Trẻ em sẽ treo những chiếc tất ở cuối giường chờ ông già Noel đến tặng quà. Nhiều người thuật lại rằng khi còn sống Thánh Nicolas vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào chịu lấy vì quá nghèo. Vào một đêm mùa đông, ngài ném ba đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái, vô tình chúng rớt vào các đôi tất mà họ hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo tất để được nhận quà.

Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên "A visit from Saint Nicholas" (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Hình ảnh một ông già phúc hậu với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng như hiện tại chúng ta vẫn thấy xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sĩ Thomas Nast.

Hình ảnh ông già Noel dần trở nên phổ biến và quen thuộc tại nhiều quốc gia. Nhiều gia đình đã mượn hình ảnh Thánh Nicholas để răn dạy những đứa trẻ trong đi đình mình. Các em sẽ được giáo dục rằng ông già Noel chỉ phát quà cho những bạn nhỏ ngoan ngoãn, chăm chỉ và tốt bụng hoặc ngược lại, các em chỉ nhận được than đá hoặc không có gì.

Ảnh: Lala Shop

Đi tìm sự tích cây thông Giáng sinh

Trang trí cây thông Noel là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đêm Giáng sinh. Tuy nhiên, ít người biết về sự tích cây thông Giáng sinh và ý nghĩa thật sự đằng sau biểu tượng quen thuộc này.

Truyền thuyết cũng kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần. Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. 

Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị Thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Đấng cứu thế. 

Từ đó, người ta trồng cây thông trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới khi vào mùa đông cây cối đều héo rũ chỉ riêng cây thông vẫn xanh tươi. Ở nhiều quốc gia, người ta tin rằng cây thông sẽ xua đuổi phù thủy, ma, ác quỷ và bệnh tật.

Ảnh: Lala Shop

Giải mã sự tích đêm Giáng sinh ít người biết

Ngày 25/12 được ấn định làm ngày Giáng sinh hàng năm căn cứ theo ngày sinh của Chúa Giê-su. Tuy nhiên, đêm Giáng sinh thường được tổ chức từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. 

Theo đó, lễ chính thức ngày 25/12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn do đêm này diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như trao thiệp, tặng quà, vui chơi ca hát,... Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7/1 theo lịch Gregory.

Ảnh: Lữ hành Việt Nam

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.