Gỗ sưa trăm tỉ đồng không có người đăng ký đấu giá

Chiều 11/9, ông Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng phòng nghiệp vụ I (Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, Sở Tư pháp Hà Nội) nói, buổi đấu giá gỗ sưa của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính đã bị hủy, "có thể do khách hàng cho rằng mức giá người dân đưa ra quá cao".
Gỗ sưa trăm tỉ đồng không có người đăng ký đấu giá - Ảnh 1.

Người có nhu cầu xem gỗ xưa cuối tháng 6/2019. (Ảnh: Gia Chính)

Theo ông Hoàng, trong nước ít có nhu cầu mua gỗ sưa số lượng lớn, việc tiêu thụ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; hơn nữa khách hàng đánh giá gỗ sưa không chỉ về chất gỗ mà còn yếu tố tâm linh nên việc đấu giá không đơn giản như với các loại hàng hóa khác.

Ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính cho biết, những ngày tới đại diện cộng đồng dân cư của thôn sẽ nhóm họp để xem xét "có giảm giá gỗ sưa hay không".

Phiên đấu giá gỗ sưa dự kiến diễn ra vào đầu tháng 7, song chỉ một số hồ sơ được nộp và không khách hàng nào đặt cọc nên đã được lùi lại vào giữa tháng 9.

Trong khuôn viên chùa Phụ Chính từng có hai cây sưa đỏ. Năm 2010, thương lái đến trả giá hơn 100 tỉ đồng cho mỗi cây. Người dân đã cưa một cành cây bán với giá 20,5 tỉ đồng để lấy kinh phí xây đình làng.

Tháng 10/2018, Hà Nội có văn bản yêu cầu các ban, ngành hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng trình tự pháp luật. Ngày 27/1, người dân thôn Phụ Chính chặt hạ hai cây sưa đỏ, chia thành 5 nhóm gỗ với trọng lượng từ 550 kg đến hơn 2.000 kg và bảo quản trong container; mức giá khởi điểm cho nhóm gỗ đặc biệt là 32 triệu đồng mỗi kg, còn loại gỗ gốc nhỏ, rễ thì hơn 6 triệu đồng mỗi kg.

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.