Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021

Trần nhà thạch cao là một trong những mẫu trần có tính thẩm mỹ cao, được nhiều gia đình ứng dụng trong những năm gần đây. Tham khảo một số thông tin và mẫu trần nhà đẹp theo xu hướng trần nhà thạch cao 2021 trong bài viết sau.

Trần nhà thạch cao là gì? Ưu và nhược điểm của mẫu trần nhà thạch cao

Dưới đây là một số thông tin về đặc tính và ưu, nhược điểm của mẫu trần nhà thạch cao:

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là mẫu trần nhà được làm từ các tấm thạch cao được liên kết với nhau bằng một bộ khung vững chắc và bám vào kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi là trần giả, là lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà gốc.

Trần thạch cao được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng công nghiệp và cả nhà ở dân dụng. Đây là mẫu trần hiện đại được nhiều người ưa chuộng và là một trong những xu hướng trần nhà thịnh hành trong năm nay.

Xem thêm: Top 5 xu hướng trần nhà thịnh hành nhất năm 2021

Ưu điểm của trần nhà thạch cao

Xu hướng trần thạch cao 2021 đang được nhiều gia đình áp dụng cho công trình nhà ở của mình bởi những ưu điểm sau:

- Thi công nhanh gọn, dễ tháo lắp mà không hề gây ảnh hưởng đến kết cấu của trần nhà.

- Trần thạch cao có trọng lượng nhẹ hơn các vật liệu khác nên lực tác động lên móng sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó gia đình có thể tiết kiệm chi phí làm móng nhà.

- Các tấm thạch cao có thể chống nước, chịu ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt,... rất tốt.

- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, có độ cứng tương đối tốt, dễ dàng trang trí cho mọi không gian nội thất.

- Trần thạch cao có tính linh hoạt cao trong thiết kế. Bạn có thể tạo hình, cắt, ghép, uốn cong, tạo khối cho không gian nhà bạn. Những kiểu dáng trần từ đơn giản đến phức tạp bạn đều có thể thực hiện được với chất liệu này.

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: xaydungso

Nhược điểm của mẫu trần thạch cao

Tuy có nhiều ưu điểm là vậy nhưng mẫu trần nhà thạch cao cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý như:

- Trần thạch cao nổi không thể treo các vật trang trí nặng vì sẽ dễ gây sụt, bể trần, làm mất tính thẩm mỹ vốn có của căn nhà.

- Thạch cao khi sử dụng một thời gian sẽ co lại và gây ra các vết nứt tại trần nhà.

- Khi trần thạch cao bị hư hỏng thì sẽ khá tốn thời gian và công sức để tháo dỡ, sửa chữa và phục hồi nguyên vẹn thiết kế ban đầu .

7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021

Dưới đây là 7 mẫu trần thạch cao gợi ý mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình:

Mẫu trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng là mẫu trần có bề mặt tấm, sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng với trần nhà gốc. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện. Đặc điểm riêng biệt mà trần thạch cao phẳng mang lại là kết cấu đơn giản, không có họa tiết hoa văn, tạo ra một không gian đồng nhất với các bức tường mà không gây quá nhiều áp lực cho trần và móng nhà của bạn.

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 2.

Nguồn: Agoda

Mẫu trần thạch cao phẳng thường được ứng dụng trong các công trình thiết kế nhà ở như nhà cấp 4 hoặc chung cư. Do không có các họa tiết trang trí nên trần phẳng thường là sự lựa chọn của những người có cá tính đơn giản, không thích sự cầu kì, hoa mỹ nhưng vẫn mang lại cảm giác rộng rãi, toát lên sự tinh tế, sang trọng cho không gian nhà ở.

Mẫu trần thạch cao chìm

Mẫu trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, trong đó khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U hoặc L. Đối với xu hướng trần thạch cao 2021 này, khi thi công xong thì người thợ sẽ treo ghép từng tấm thạch cao bên dưới với nhau, tạo ra một bề mặt trần có chiều sâu và mang lại hiệu ứng thị giác tốt hơn.

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 3.

Nguồn: fpt123

Trần thạch cao chìm thường được ứng dụng trong nhiều thiết kế nội thất biệt thự, nhà phố hay căn hộ chung cư. Do chi phí lắp đặt trần thạch cao chìm khá cao và tốn nhiều thời gian nên đây là lựa chọn của những gia đình khá giả và có nhiều thời gian để chờ quá trình thi công, hoàn thiện trần nhà. 

Mẫu trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi (hay còn gọi là trần thả) là mẫu trần có một phần tấm thạch cao lộ ra bên trên khung xương, được định hình bằng khung chữ L làm từ nhôm hoặc kẽm. Trần thạch cao nổi thường được ứng dụng trong rất nhiều công trình khác nhau như văn phòng, nhà xưởng, bệnh viện quy mô lớn hoặc nhà ở (thường dùng để tránh nóng).

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 4.

Nguồn: Roman

Loại trần này giúp che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay những đường dây điện, ống nước dưới trần chính. Sử dụng trần thạch cao nổi sẽ khiến cho công trình mang tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trần thạch cao nổi khi được thi công xong sẽ có khung cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.

Mẫu trần thạch cao cắt xếp

Trần thạch cao cắt xếp là mẫu trần có nhiều lớp thạch cao được tạo thành nhiều lớp nghệ thuật, mỗi lớp là mỗi khung xương khác nhau được sắp xếp lại tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh, tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho ngôi nhà. Tùy vào thiết kế và yêu cầu của gia đình mà thợ thi công sẽ làm khung xương cho trần nhà của bạn.

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 5.

Nguồn: Xaydungso

Trần thạch cao cắt xếp có thể được ứng dụng ở hầu hết các công trình nhà ở, khách sạn cao cấp hay khu trưng bày,... Do kết cấu khá phức tạp nên mức giá thi công của loại mẫu trần thạch cao này rất tốn kém.

Mẫu trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp là mẫu trần có các khung xương được xếp chồng lên nhau tạo thành các lớp thạch cao giật xuống từng cấp khác nhau. Trần thạch cao giật cấp được chia làm hai loại là trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở. 

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 6.

Nguồn: thanhkinh

Theo đó, trần thạch cao giật cấp hở (trần thạch cao giật cấp dạ đèn) với thiết kế ẩn đèn bên trong khung xương tạo luồng ánh sáng hắt từ bên trong tỏa ra ngoài một cách độc đáo. Trần thạch cao giật cấp kín (trần giật cấp liền) là dạng trần không có khe hở và có thể tạo nên nhiều khối hình đẹp và đa dạng giúp trần nhà trở nên sâu hơn. 

Trần thạch cao giật cấp thường được ứng dụng phổ biến trong trang trí nội thất nhà phố, chung cư, biệt thự lớn hay văn phòng làm việc, phòng họp tại các công ty lớn. Dạng trần này cách âm rất tốt, giảm tới hơn 70% tiếng ồn và nhờ đó mà không gian trong căn phòng yên tĩnh hơn.

Mẫu trần thạch cao uốn cong

Trần thạch cao uốn cong là mẫu trần có các tấm thạch cao được ghép bằng các khung gợn sóng, bo tròn tạo kiểu cầu kỳ, kết nối mật thiết với nhau bởi thanh chính, thanh phụ và viền tường để tạo thành một bề mặt trần phẳng, mịn và vững chắc. Loại trần này có thể uốn cong theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo sở thích và nhu cầu của khách hàng; thể hiện sự mềm mại và vô cùng bắt mắt mang đến một không gian hoàn toàn thẩm mỹ và tinh tế.

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 7.

Nguồn: Suachuanhabinhduong

Với nhiều các đặc tính vượt trội, trần thạch cao uốn cong được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhà ở cũng như công cộng. Tuy nhiên, muốn thiết kế và có một mẫu trần thạch cao uốn cong chất lượng đòi hỏi kỹ sư thi công phải là người có bề dày kinh nghiệm thì mới có thể tạo nên những đường cong tinh tế. Ngoài ra, chi phí thi công loại trần này cũng không hề rẻ.

Mẫu trần thạch cao hình dáng tự chọn

Trần thạch cao hình dáng tự chọn là mẫu trần được thiết kế theo các họa tiết, hình dạng bạn muốn thiết kế, ví dụ hình mặt trăng, hình hoa, lá, trần nhà kết hợp giữa thạch cao với một số nguyên vật liệu khác như gỗ, xi măng, nhựa,... Đây là mẫu trần thạch cao đang rất được ưa chuộng do sự đa dạng và linh hoạt trong thiết kế.

Gợi ý 7 mẫu trần đẹp theo xu hướng trần thạch cao 2021 - Ảnh 8.

Nguồn: Xaydungso

Mẫu trần thạch cao hình dáng tự chọn sẽ giúp cho căn phòng của bạn trở nên đẹp và cuốn hút hơn. Một căn phòng sáng tạo sẽ gây ấn tượng cho người nhìn và khẳng định cá tính riêng biệt của bạn.

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.