Gợi ý giải đề môn Lịch sử thi vào lớp 10 THPT chuyên ở Hà Nội năm 2018

Dưới đây là gợi ý giải đề môn Lịch sử thi vào lớp 10 THPT chuyên ở Hà Nội năm học 2018 - 2019 do cô giáo Cảnh Hà đưa ra, các thí sinh có thể tham khảo. 
goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Thi vào lớp 10: Muốn đạt 8 điểm môn Toán chuyên, thí sinh cần có tư duy xâu chuỗi
goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Đề Ngữ văn chuyên phân loại rất cao, vừa dài lại 'siêu khó'
goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Đề Toán thi vào lớp 10 chuyên ở Hà Nội có tính thử thách cao, thí sinh khó đạt điểm 10
goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Dưới nắng nóng gay gắt, thanh niên tình nguyện 'trao nước tận tay, che ô tận đầu' cho thí sinh thi vào lớp 10
goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Thí sinh 'cưỡi' xế hộp, hóa 'Ninja' để tránh nắng đi thi vào lớp 10 ở Hà Nội

Ngày 9/6, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Lịch sử thi vào lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2018 - 2019.

goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018

Dưới đây là gợi ý giải đề môn Lịch sử thi vào lớp 10 THPT chuyên do cô giáo Cảnh Hà - Giáo viên dạy Lịch sử THCS tại quận Hà Đông (Hà Nội) đưa ra, các thí sinh có thể tham khảo.

Câu I:

1. Những ảnh hưởng của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam (1919 - 1925):

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (tháng 3/1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

2. Những sự kiện nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

Bước ngoặt thứ hai trong sự lựa chọn của Người đó là khi Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V. I. Lê-nin vào năm 1920 đăng trên báo “Nhân đạo” của Đảng Xã hội Pháp.

Bản Luận cương đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Người và qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng đắn để giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.

Nguyễn Ái Quốc quyết định bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920). Đến đây, Nguời đã quyết định sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của mình đó là con đường Cách mạng vô sản .

Câu II:

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đang diễn ra rầm rộ khắp cả nước, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

Sự ra đời của Mặt trận gắn liền với sự ra đời của Đảng và ngay từ đầu đã định ra được những vấn đề cơ bản về chủ trương, chính sách, phương pháp để tổ chức và xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất rất đúng đắn và sáng tạo. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay không có thời kỳ nào vắng bóng tổ chức Mặt trận.

Hội Phản đế đồng minh (11/1930), Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương (11/1936), Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương (3/1938) và Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) đã lần lượt ra đời, cùng với Đảng động viên, tổ chức các tầng lớp nhân dân đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, giành lại quyền làm người và quyền làm chủ đất nước, lập nên Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt đã đoàn kết quân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là vũ khí chính trị không thể thiếu được để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mặt trận Dân tộc thống nhất không ngừng củng cố và mở rộng, góp phần quan trọng xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Nhờ đoàn kết trong nước, chúng ta đã mở rộng và phát triển đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và hợp tác của bạn bè khắp năm châu.

Mặt trận Dân tộc thống nhất là một thành quả nổi bật của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng. Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi đôi với củng cố nền tảng và mở rộng sự liên hiệp là vấn đề cốt lõi có quan hệ hữu cơ với nhau trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân...

goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018

Câu III.

Triệu tập hội nghị: Cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta ở Paris để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Ký kết hiệp định Paris: Trận “Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 - 29/12/1972) là thắng lợi quyết định buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, góp phần làm nên chiến thắng chung của cả dân tộc. Đấu tranh quân sự và chính trị diễn ra ngay từ đầu, còn đấu tranh ngoại giao chỉ bắt đầu khi có điều kiện.

Đặc điểm lớn nhất của cuộc chiến tranh là tương quan giữa hai bên tham chiến. Mĩ là nước giàu mạnh, Việt Nam là nước yếu hơn. Chỉ tính riêng về sự giàu có, về tiềm lực quân sự, kinh tế, đúng là Mĩ hơn Việt Nam gấp bội. Việt Nam có chỗ mạnh áp đảo về chính trị, chiến đấu vì độc lập dân tộc. Mĩ tiến hành chiến tranh phi nghĩa, chỗ yếu cơ bản của Mĩ là về chính trị. Do đặc điểm của thời đại, Mĩ dùng ngoại giao để khắc phục chỗ yếu về chính trị. Mĩ đặt ngoại giao thành một bộ phận của chiến lược chiến tranh.

Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày đầu chiến tranh, Tổng thống Giôn-xơn từng nói: “Cuộc chiến tranh này giống như một trận đấu ăn giải. Tay phải ta nắm lực lượng quân sự, song tay trái cần có các đề nghị hòa bình”. Chính vì vậy mà thời kỳ Mỹ leo thang (1965 - 1966), Mĩ mở nhiều “chiến dịch hòa bình” và không ngớt đòi Việt Nam “thương lượng không điều kiện” với mình.

Rồi suốt cuộc chiến tranh, Mĩ đều dùng ngoại giao và đàm phán trên thế mạnh để che chắn cho quân Mĩ ở chiến trường. Tính chất thời đại và đặc điểm cuộc chiến như đã nói trên quyết định vai trò và nhiệm vụ của ngoại giao.

Từ rất sớm, ngoại giao Việt Nam đã giương cao ngọn cờ hòa bình, thi hành Hiệp định Giơnevơ. Mặt trận dân tộc giải phóng ra đời, có ngoại giao hòa bình, trung lập. Đi vào chiến tranh lớn, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đường lối đấu tranh trên ba mặt trận. Các nghị quyết Trung ương 11, 12 (năm 1965) đề ra phương hướng ngoại giao phục vụ đấu tranh quân sự, chính trị.

Nghị quyết Trung ương 12 nêu rõ: “Trong quá trình chiến đấu chống Mĩ, cứu nước, ta phải giữ vững quyết tâm chiến lược, đồng thời áp dụng sách lược đấu tranh chính trị - ngoại giao khôn khéo để phối hợp với đấu tranh quân sự, chủ động tiến công địch, nêu cao ngọn cờ độc lập, hòa bình nhằm tranh thủ rộng rãi dư luận thế giới và cô lập hơn nữa đế quốc Mĩ”.

Nghị quyết Trung ương 13 (tháng 1/1967) đưa ra khẩu hiệu đấu tranh mới, kéo Mĩ xuống thang. Từ năm 1968 - 1973, ta vận dụng phương thức “vừa đánh vừa đàm”.

Nhìn tổng quát, suốt cuộc chiến tranh, ngoại giao đóng vai trò là một mặt trận đấu tranh tầm cỡ chiến lược với ba chức năng lớn:

Phối hợp và hỗ trợ chiến trường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đảm bảo cho ta càng đánh càng mạnh, làm cho địch suy yếu và thất bại.

Tăng cường hậu phương quốc tế của ta, gắn Việt Nam với thế giới, tạo cho ta sức mạnh tổng hợp, làm suy yếu hậu phương quốc tế của Mĩ, làm cho Mĩ vấp nhiều khó khăn trên thế giới và ngay trong nước Mĩ.

Giải quyết vấn đề thắng thua, ta thắng, địch thua, kết thúc chiến tranh. Ta thắng đến đâu, buộc Mĩ thua đến đâu, giành thắng lợi từng bước thế nào, đẩy Mĩ ra khỏi miền Nam như thế nào?

Từ ba chức năng chiến lược này, qua từng thời kỳ, tùy theo yêu cầu của đấu tranh quân sự, chính trị và tình hình quốc tế mà Đảng đề ra những chủ trương, biện pháp ngoại giao thích hợp. Ngoại giao đấu tranh thực hiện Hiệp định Geneve giai đoạn 1954 – 1959; Ngoại giao chống sự can thiệp của Mĩ giai đoạn 1959 – 1964...

goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018
Thí sinh kết thúc phần thi môn chuyên Lịch sử vào lớp 10 trong ngày 9/6. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Câu IV:

Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia...

Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Srilanca, Philippines, Indonesia...).

Tuy nhiên, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysa và Thái Lan...

Trong bối cảnh đó, Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945. Tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954); Kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975); Khôi phục kinh tế bằng hình thức tập thể hóa (1976 - 1986). Từ năm 1986 đến nay, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, hướng ra bên ngoài và bước đầu đạt được nhiều thành tựu quan trọng...

Lưu ý: Đây là gợi ý giải đề để thí sinh tham khảo, kết quả bài thi của thí sinh sẽ phụ thuộc vào đáp án do tổ chấm thi của Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện.

goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Đề Ngữ văn chuyên phân loại rất cao, vừa dài lại 'siêu khó'

Theo nhận định của các giáo viên, đề Ngữ văn vào lớp 10 chuyên của Hà Nội năm 2018 rất khó vì có tính phân ...

goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Dưới nắng nóng gay gắt, thanh niên tình nguyện 'trao nước tận tay, che ô tận đầu' cho thí sinh thi vào lớp 10

Dưới cái nắng lên tới 36 - 37 độ C, phụ huynh và thí sinh dường như được 'hạ nhiệt' hơn với những cốc nước ...

goi y giai de mon lich su thi vao lop 10 thpt chuyen o ha noi nam 2018 Thí sinh 'cưỡi' xế hộp, hóa 'Ninja' để tránh nắng đi thi vào lớp 10 ở Hà Nội

Đến dự thi các môn chuyên vào lớp 10 ở Hà Nội trong thời tiết nắng nóng gay gắt, có thí sinh đi đầu trần, ...

chọn