Mỗi vùng miền lại có một đặc trưng văn hóa ẩm thực riêng. Chính vì vậy, mâm cơm tất niên miền Trung cũng có sẽ có sự khác biệt nhất định về các món ăn. Cụ thể như sau:
Mâm cơm cúng tất niên ở khu vực miền Trung về cơ bản sẽ có những món ăn sau:
- 1 đĩa giò lụa
- 1 bát miến
- 1 đĩa gà bóp rau răm
- 1 bát măng khô ninh
- 1 đĩa thịt heo luộc
- 1 đĩa ram
- 1 đĩa bánh chưng
- 1 đĩa bánh tét
Đây là mâm cơm cúng tất niên phổ biến ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên, tùy theo bản sắc riêng của từng khu vực mà mâm cơm cúng có thể được thay đổi hoặc thêm nhiều món ăn khác cho phù hợp.
Mâm ngũ quả cho mâm cơm cúng tất niên cũng hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần chọn những loại quả thông dụng, ăn được và đẹp mắt để trưng bày trong những ngày Tết. Bạn nên chọn những loại hoa quả vừa đủ chín để đến ngày cúng ra Tết có thể hưởng lộc luôn là đẹp.
Một vài loại trái cây phổ biến thường được ưu tiên chọn lựa trong ngày Tết như bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo,... và tất nhiên không thể thiếu chuối. Bạn không nên lựa chọn quả xanh hoặc giả để cúng gia tiên, đây là điều kiêng kỵ mà bạn không nên phạm phải. Trên bàn thờ, bạn có thể bày thêm một cành đào nhỏ để tổng thể trông đầy đặn hơn, có không khí Tết hơn.
Thông thường, mâm cúng mặn sẽ được đặt ở trên một chiếc bàn con ngay bên dưới của bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh chưng cùng với giấy tờ vàng mã sẽ được đặt ở trên bàn thờ. Ở một số nơi, xôi cũng sẽ được đặt ở trên bàn thờ chính.
Sau khi hoàn tất mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong gia đình sẽ thắp hương và đọc văn khấn. Kế đến, các thành viên khác ở trong nhà sẽ làm lễ vái gia tiên. Nội dung chính của bài khấn là mời các đấng thần linh và gia tiên về ăn Tết cùng gia đình mình.