Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022

Trong ngày cuối năm, các gia đình thường không quên chuẩn bị cả một mâm ngũ quả để cúng giao thừa. Tùy thuộc vào mỗi miền mà cách bày trí mâm ngũ quả sẽ khác nhau. Cùng tham khảo cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 trong bài viết sau.

Tham khảo cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam 2022

Vào ngày cuối năm (30 Tết âm lịch), nhà nhà đều chuẩn bị mâm ngũ quả cúng giao thừa như một cách để thể hiện tấm lòng tôn kính của mình đối với Tổ tiên, thần linh, cũng như "tống cựu, nghênh tân" - tạm biệt năm cũ, rước lộc năm mới cho gia đình. Tuy giống nhau ở ý nghĩa thờ cúng nhưng cách bày trí, chọn loại hoa quả cho mâm ngũ quả ở mỗi miền lại khác nhau. Cùng tìm hiểu mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam trong phần dưới đây để tham khảo bày trí phù hợp cho gia đình mình.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc truyền thống

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thường được bày theo thuyết ngũ hành ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng), tương ứng với 5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc truyền thống nhất là để nải chuối ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại. Ở chính giữa, phía trên nải chuối sẽ đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng, xen kẻ xung quanh và những chỗ còn trống là các loại quả nhỏ hơn như đào, hồng, quýt, quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ.

Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc mà bạn có thể tham khảo:

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 1.

Nguồn: Vansu

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 2.

Nguồn: Vansu

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 3.

Nguồn: Vansu

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 4.

Nguồn: Vansu

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 5.

Nguồn: Vansu

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung đơn giản

Miền Trung được biết đến là một mảnh đất cằn cỗi, nhiều núi ít đồng bằng, cộng với khí hậu khắc nghiệt nên không có nhiều loại quả đa dạng. Vậy nên vào dịp Tết cổ truyền xưa, người miền Trung thường theo lệ “có gì dùng nấy” - bày biện mâm ngũ quả đơn giản, cây nhà lá vườn và thường không câu nệ hình thức mà chủ yếu là thành ý dâng cúng tổ tiên.

Hiện nay, khi đường sá, giao thông thuận tiện thì nguồn trái cây trên thị trường cũng trở nên đa dạng, nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, thu nhập người dân cũng tăng lên nên mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung ngày này đã cầu kỳ hơn trước rất nhiều. 

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mâm ngũ quả cúng giao thừa có thể nhiều hoặc ít loại trái cây. Các loại quả thường thấy nhất trong mâm ngũ quả miền Trung là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,…. Ngoài ra, người dân còn mua thêm các loại quả mới lạ của hai miền Bắc, Nam như phật thủ, dưa lưới, dâu,... để cúng Tết. Cách bày trí mâm ngũ quả sẽ tùy độ khéo tay và mắt thẩm mỹ của mỗi người. Nhiều gia đình làm cầu kỳ theo hình tháp (những quả lớn đặt dưới, quả nhỏ đặt trên, xếp theo hình tháp tam giác) hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.

 Một số hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung mà bạn có thể tham khảo là:

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 6.

Nguồn: Vansu

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 7.

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 8.

Ảnh: @anthonyvuhai

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 9.

Ảnh: @ngocha_tonkin

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam đủ đầy

Khác với miền Bắc hay miền Trung lựa chọn theo sự thẩm mỹ (loại quả nào đều có thể bày lên mâm, miễn sao ngâm ngũ quả trông đẹp mắt là được), miền Nam lại có sự kiêng cữ riêng khi loại bỏ một số loại trái cây mang ý nghĩa không tốt lành (theo quan điểm riêng của người miền Nam). Ví dụ như mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì người miền Nam cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Người miền Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. 

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Đây là những loại quả có âm đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện ước mong năm mới đủ đầy, sung túc của các gia đình ở đây. Ngoài ra, mâm ngũ quả miền Nam còn có thêm quả thơm với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.

Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.

Một số hình ảnh mâm ngũ quả miền Nam mà gia đình có thể tham khảo:

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 10.

Ảnh: @pocahontas_pp


Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 11.

Ảnh: @lele_vanle

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 12.

Ảnh: @thechopsticksjourney

Mâm ngũ quả cúng giao thừa ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam đẹp năm 2022 - Ảnh 13.

Nguồn: Vansu

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.