Google Brain thể hiện sức mạnh 'siêu việt' khi tái tạo hình ảnh mặt người chỉ từ vài điểm ảnh

Sức mạnh của trí thông minh nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên mạnh mẽ và "đáng sợ".

Google Brain, một dự án Deep learning của Google, vừa cho thế giới thấy khả năng rất ấn tượng của nó bằng cách tái tạo hình ảnh mặt người chỉ từ vài pixel. Điều đáng nói, hình ảnh được Google Brain tái tạo gần như giống hệt so với hình ảnh thực tế.

Hãy cùng nhìn hình ảnh dưới đây: cột ngoài cùng là dữ liệu đầu vào, cột ở giữa là dữ liệu do Google Brain tạo ra, và cột cuối cùng là hình ảnh thực tế. Bạn thấy sao?

Câu ra lệnh "Phóng to và làm rõ hình ảnh lên!" trong các bộ phim viễn tưởng giờ đây đã không còn là viễn tưởng.

Chỉ từ nguồn 8 x 8 pixel, chương trình Deep learning này đã tạo ra hình ảnh có thể nói là rất gần với thực tế. Vậy đâu là bí mật của Google Brain.

Deep learning là một nhánh của công nghệ máy học (machine learning), sử dụng các thuật toán để mô hình hóa các dữ liệu có mức độ trừu tượng cao thành dữ liệu số hóa. Deep (sâu) thể hiện mức độ mô hình hóa nhiều lớp, cho phép biến đổi dữ liệu theo cả phương pháp tuyến tính và phi tuyến tính.

Tất nhiên, các chương trình máy tính không thể tạo ra thêm dữ liệu để miêu tả về một sự thật nó không "biết" tới. Hình ảnh đầu ra phía trên, là kết quả của 2 mạng thần kinh (neutral network) bên trong Google Brain.

Đầu tiên, đó là mạng điều kiện (conditioning network). Google Brain sử dụng mạng này để cố gắng tìm ra hình ảnh phân giải cao giống với hình ảnh gốc nhất. Nó làm giảm phân giải của các hình ảnh gốc (phân giải cao) về mức 8 x 8 pixel, tương đương với dữ liệu đầu vào, rồi từ đó so sánh và tìm ra các hình ảnh có độ trùng hợp với đầu vào cao nhất.

Cột ngoài cùng bên trái: hình ảnh thật. 3 cột ngoài cùng bên phải: hình ảnh được Google Brain tạo ra.

Thứ hai, là mạng ưu tiên (prior network). Mạng này cho phép Google Brain thêm các chi tiết (trích xuất từ hình ảnh phân giải cao kể trên) thích hợp nhất vào nguồn 8 x 8 pixel. Hiểu đơn giản, hình ảnh nguồn được phóng đại lên nhiều lần và thêm các điểm ảnh từ hình ảnh phân giải cao thích hợp, đã được xác định thông qua mạng điều kiện.

Tuy kết quả thu được rất ấn tượng, nhưng cũng cần phân biệt rõ ràng giữa thực tế và kết quả đồ họa từ một chương trình máy tính. Tất cả những gì Google Brain làm được là phân tích hình ảnh nguồn, sử dụng "kiến thức" nó biết và đưa ra dự đoán có khả năng giống thực tế nhất.

Hơn một nửa lưu lượng internet không xuất phát từ con người

Con người chỉ sử dụng 48,2% trong năm 2016, phần còn lại do các chương trình tự động (bot) dùng.

LG Watch Sport sẽ dùng chip lõi tứ, RAM 768 MB

LG và Google được cho là sẽ hợp tác để giới thiệu 2 mẫu smartwatch mới vào ngày 8/2 và dự kiến sẽ lên kệ ...

Năm mới muốn 'cai nghiện' Facebook? Đây là vài lời khuyên hữu ích cho bạn

Năm mới bạn muốn thay đổi, làm việc năng suất hơn, có cuộc sống ngăn nắp hơn và nhiều thời gian để tận hưởng cuộc ...

chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.