Google tung ứng dụng bàn phím Gboard Go dành cho máy Android cấu hình yếu

Google hiện đang bắt đầu tung ra phiên bản "Go" dành cho các ứng dụng di động của mình, nhắm đến đối tượng là các thiết bị Android cấu hình yếu.

Google hiện đang bắt đầu tung ra phiên bản "Go" dành cho các ứng dụng di động của mình, nhắm đến đối tượng là các thiết bị Android cấu hình yếu. Thành viên mới nhất của "gia đình" Go này chính là ứng dụng bàn phím nổi tiếng Gboard.

google tung ung dung ban phim gboard go danh cho may android cau hinh yeu

Theo DigitalTrends, phiên bản Gboard "nhẹ cân" này có tên gọi là Gboard Go, dùng cho các điện thoại Android 8.1 trở về sau với bộ nhớ thấp. Về mặt giao diện, Gboard Go khá tương đồng với Gboard bản đầy đủ, trong khi quá trình cài đặt thì nhanh gọn hơn nhiều.

Tất nhiên, là bản rút gọn nên Gboard Go sẽ thiếu một vài tính năng, như tìm các hình GIF và gửi các nhãn dán (sticker), nhưng đây cũng không phải là vấn đề lớn đối với những người không thường xuyên sử dụng chúng. Ngoài ra, tính năng thu gọn bàn phím để dùng bằng một tay cũng không xuất hiện trên Gboard Go.

Lợi thế thực sự của bàn phím này là nó sử dụng rất ít RAM, chỉ 40MB so với 70MB của bản đầy đủ.

Nếu bạn đang sở hữu một thiết bị Android với bộ nhớ RAM lớn, chẳng có lý do gì để bạn chuyển sang dùng Gboard Go cả. Một điều đáng thất vọng về ứng dụng này là nó chỉ hỗ trợ các thiết bị chạy Android 8.1 trở về sau, tức là ở thời điểm hiện tại, hầu như chỉ có các điện thoại Pixel và Nexus mới có thể sử dụng được Gboard Go.

Đây không phải là ứng dụng Go đầu tiên của Google dành cho các thiết bị với sức mạnh xử lý yếu, RAM thấp và đường truyền Internet hạn chế. Trước đó, họ đã tung ra ứng dụng quản lý tập tin Files Go vào cuối năm 2017 - giúp người dùng dọn dẹp các tập tin rác trên hệ thống; ứng dụng YouTube Go - YouTube bản giản lược, chỉ sử dụng được tại một số quốc gia nhất định; Maps Go - bản đồ; và thậm chí còn phát hành một phiên bản rút gọn của hệ điều hành Android gọi là Android Go. Android Go là một hệ điều hành được rút gọn đến mức tối đa, cắt giảm nhiều chi tiết hoạt cảnh và giao diện phức tạp nhằm tối ưu cho các thiết bị cấu hình thấp.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.