1. Các ứng dụng tự nhận "tiết kiệm RAM"
Các ứng dụng chạy ngầm luôn ngốn RAM và tiêu thụ pin, dù có ở chế độ chờ (standby) hay không. Ý tưởng của các loại ứng dụng tiết kiệm RAM và tăng bộ nhớ là đóng các chương trình chạy nền tự động. Tuy nhiên, cách làm này chỉ khiến vấn đề trầm trọng hơn.
Các phần mềm đã bị đóng sẽ phải khởi động lại khi người dùng cần đến. Dung lượng RAM và pin cần thiết để khởi động lại ứng dụng và quy trình này diễn ra liên tục có thể khiến máy thiếu ổn định.
Do đó, việc dùng các chương trình tiết kiệm bộ nhớ chẳng có tác dụng gì. Hiện tại, Android quản lý RAM tự động và nhận biết được khi nào cần chạy ứng dụng, khi nào không. Vì vậy, người dùng có thể gỡ ngay các chương trình giúp tiết kiệm RAM ra khỏi máy để giải phóng bộ nhớ.
2. Ứng dụng quét rác trong máy
Các chương trình thường được quảng cáo khả năng quét rác, dọn dẹp máy nhằm tăng khả năng hoạt động. Thực tế, các chương trình này có xóa được những phần mềm trong máy, nhưng việc này không cần thiết. Để dọn dẹp bộ nhớ máy và ứng dụng, người dùng chỉ cần vào Settings (Cài đặt) > Storage (Bộ nhớ) > Cached Data (Bộ nhớ đệm) và chọn Clear (xóa) các dữ liệu này.
Một cách khác để xóa bộ nhớ đệm từng ứng dụng giúp giải phóng khả năng hoạt động của máy là vào Settings (Cài đặt) > Apps (Ứng dụng) > Downloaded (Phần mềm đã tải) và chọn vào từng ứng dụng để xóa bộ nhớ đệm (Clear Cache).
Ứng dụng như Clean Master và tất cả chương trình tương tự đều tiêu tốn rất nhiều pin để hoạt động. Ngoài ra, các quảng cáo hiển thị bên trong ứng dụng (vì đây đều là các phần mềm miễn phí) nếu bất cẩn có thể khiến người dùng mất không ít tiền dữ liệu Internet hàng tháng.
3. Đa phần ứng dụng quét virus đều không cần thiết
Bản thân thiết bị Android và cả kho ứng dụng Play Store đều đang làm mọi thứ để ngăn chặn virus, tương tự với các ứng dụng quét virus trên thiết bị di động hiện nay. Về khả năng chống trộm, chương trình Android Device Manager (có thể dùng trên máy tính) có thể bảo mật hoàn toàn mà không cần thêm phần mềm hỗ trợ nào.
Google cũng thường xuyên kiểm tra tự động các ứng dụng trên kho Play Store để tiêu diệt các chương trình chứa virus tấn công máy.
Do đó, các chương trình chống virus trên Android chỉ thực sự hữu dụng khi người dùng thường xuyên cài đặt file phần mềm (đuôi .apk) từ các nguồn ngoài Play Store. Nếu không thường xuyên làm việc này, người dùng nên gỡ các ứng dụng diệt virus khỏi máy.
4. Tiết kiệm pin
Cũng giống như ứng dụng tăng RAM, các chương trình tiết kiệm pin thực tế rất "ngớ ngẩn". Đánh vào tâm lý chung của người dùng smartphone, các ứng dụng này đưa ra những cam kết "ảo diệu" về khả năng tiết kiệm pin. Tuy nhiên, sự thực không như vậy bởi chính các chương trình này cũng tiêu tốn pin.
Để tiết kiệm pin cho máy thực sự, người dùng nên giảm nhu cầu sử dụng của nền tảng cũng như các chương trình và dịch vụ trên máy. Lợi ích duy nhất của các chương trình tiết kiệm pin là đưa ra lời khuyên hoặc cảnh báo người dùng khi có các chương trình trong máy tự động chạy hoặc đang tiêu tốn năng lượng nhiều hơn mức cần thiết.
5. Ứng dụng cài sẵn
Rất nhiều smartphone khi xuất xưởng được nhà sản xuất cài sẵn một số ứng dụng riêng. Tuy nhiên, đa phần trong số này chẳng bao giờ được dùng tới. Các chương trình này chỉ làm tốn bộ nhớ máy hay tệ hơn là tiêu tốn pin không cần thiết, nhưng lại rất khó hoặc không thể gỡ khỏi máy.
Người dùng nên kiểm tra lại danh sách ứng dụng trong máy và tìm các xóa các chương trình cài sẵn. Tuy nhiên, để gỡ tận gốc các phần mềm, thiết bị phải được root (một dạng mở khóa nền tảng để có thể can thiệp sâu vào trong).
4 Ứng dụng Android tốt nhất dành cho việc chuyển dữ liệu qua Wi-Fi
Những gợi ý chuyên nghiệp và tốt nhất cho mục đích chuyển nhanh dữ liệu giữa 2 thiết bị Android với nhau hoặc giữa Android ... |
Xem YouTube tiết kiệm dung lượng 3G với ứng dụng mới của Google
YouTube Go mới chỉ dành cho người dùng Android, cho phép tiết kiệm dung lượng 3G/4G khi xem video trên thiết bị di động. |
Google công bố danh sách các ứng dụng Play Store phổ biến nhất năm 2016
Hãy xem thử bạn đã sở hữu ứng dụng nào trong danh sách này nhé. |