'Gót sen ba tấc' và đôi chân gãy gập của phụ nữ Trung Quốc

"Gót sen ba tấc" từng được coi là tiêu chuẩn sắc đẹp và biểu tượng của địa vị thời phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là tập tục làm đẹp đau đớn nhất của phụ nữ thời xưa. 
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc Những 'gót sen' kỳ dị của hủ tục bó chân ở Trung Quốc
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Tục bó chân được cho là có từ thế kỷ 10 và kéo dài trong gần 10 thế kỷ. Theo quan niệm của xã hội phong kiến Trung Quốc, những đôi chân nhỏ là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người con gái. Người có "gót sen ba tấc" sẽ tìm được người chồng tốt, còn nếu không sẽ phải chịu nhiều điều tiếng hoặc sống kiếp nô lệ.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Tục bó chân gót sen chấm dứt vào năm 1912, tuy nhiên trường hợp cuối cùng về tục bó chân vẫn được ghi nhận vào năm 1917. Những hình ảnh này cho thấy đôi bàn chân gãy gập và khô nứt của các cụ bà ở làng Liuyi, tỉnh Vân Nam, sau nhiều năm thực hiện hủ tục làm đẹp. Liuyi thậm chí còn được mệnh danh là Ngôi làng bó chân.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc

Công cuộc bó chân để có một đôi chân "gót sen ba tấc" không hề đơn giản. Quy trình này bắt đầu với các bé gái 4-9 tuổi và việc bó chân thường diễn ra vào mùa đông để giúp giảm đau đớn. Sau khi ngâm chân trong nước ấm pha thảo mộc và máu động vật để làm mềm, người ta sẽ nắn bóp, bẻ quặp các phần ngón chân ép về phía gót chân rồi quấn chặt trong lớp vải.

got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Quy trình sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại, với mỗi lần thay vải là một lần quất chặt hơn, cho đến khi bàn chân càng ngày càng bé lại.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Sau nhiều năm bị quấn chân trong lớp băng dày và đi đôi giày nhỏ xíu, đôi chân của những người phụ nữ lớn tuổi giờ đây khô ráp, nứt nẻ. Đa phần phụ nữ bó chân đều gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt và có nguy cơ gãy xương khi bị ngã. Sự đau đớn kéo dài cũng có thể gây hoại tử, nhiễm trùng và thậm chí thương thật.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Đây là đôi chân của bà Luo Pu, 100 tuổi, hiện sống ở làng Liuyi. Khoảng 100 phụ nữ ở độ tuổi 70 trong làng vẫn đang phải chịu đau đớn từ tục bó chân từ khí còn bé để lại.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Một số câu chuyện cho rằng tục bó chân xuất phát từ thời nhà Đường, khi một vị hoàng đế phải lòng một cung phi thường nhảy múa trên đôi chân được quấn lụa. Trong khi đó, cũng có điển tích kể lại người vợ của hoàng đế bị tật ở chân, nên ngài yêu cầu nữ giới phải bó chân để không ai chê bai vợ mình. Tuy nhiên, cũng có một số nguồn tư liệu cho rằng theo quan điểm thời xưa, đôi chân nhỏ sẽ giúp phụ nữ bước đi uyển chuyển và mềm mại như cánh sen hồng.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Cụ Zhou Guizhen, 86 tuổi, giơ đôi chân với những vết cắt sâu và ngón chân bị gập hẳn xuống.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Những cụ bà có đôi chân gót sen ở làng Liuyi.
got sen ba tac va doi chan gay gap cua phu nu trung quoc
Trong đôi giày hoa sen đặt biệt có kích thước nhỏ xíu như giày em bé, họ đang luyện tập những điệu múa kiếm.
chọn
Cận cảnh cầu vượt đường sắt nối nút giao Liêm Tuyền - QL1A ở Phủ Lý, Hà Nam đang xây dựng
Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam kết nối đường Lê Duẩn với QL 1A và cầu Châu Sơn ở TP Phủ Lý, Hà Nam nhằm loại bỏ xung đột giao thông giữa đường sắt quốc gia với đường bộ.