Bắt tay với Mastercard cho phép người dùng Đông Nam Á mua hàng trên toàn cầu, Grab muốn tối đa hóa lợi nhuận qua dịch vụ tài chính

Hãng gọi xe Grab đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khi hướng tới các dịch vụ quản lí tài sản và ngân hàng ảo.

Grab phát hành thẻ GrabPay

Nhật báo Nikkei cho biết Grab đang mở rộng phạm vi ứng dụng thanh toán di động của mình, bằng cách tìm kiếm cơ hội rộng lớn hơn trong lĩnh vực tài chính ở thị trường Đông Nam Á. 

Cuối tuần này, Grab đã giới thiệu dịch vụ thẻ tín dụng của riêng mình, bằng cách bắt tay với Mastercard, cho phép người dùng thanh toán mua hàng bằng số dư ví điện từ GrabPay tại bất cứ đâu trên thế giới chấp nhận phương thức thanh toán này. 

https___s3-ap-northeast-1

Hãng gọi xe Grab đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khi hướng tới các dịch vụ quản lí tài sản và ngân hàng ảo. (Ảnh: Nikkei).

Startup có giá trị nhất Đông Nam Á muốn hỗ trợ người dùng, đặc biệt là những người không có đủ khả năng sở hữu thẻ tín dụng do các ngân hàng phát hành, có thể dễ dàng mua sắm ngoại tuyến và trực tuyến.

Thẻ GrabPay sẽ được phát hành trước tiên tại Singapore ngay trong tháng này, tiếp đến sẽ là Philippines vào đầu năm 2020, với mục tiêu cuối cùng là mở rộng sang toàn bộ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á khác, như Việt Nam, Thái Lan…

"Thẻ GrabPay là một phần mở rộng của ví điện tử GrabPay", Ooi Huey Tyng - Giám đốc điều hành GrabPay, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei. 

"Người dùng có thể sử dụng số dư trên GrabPay để thanh toán mua hàng ở bất cứ đâu ngoài Đông Nam Á".

Ra mắt vào năm 2012 dưới dạng một ứng dụng gọi xe, Grab đã dần dần đa dạng hoá các hoạt động của mình. Bên cạnh GrabPay được phát hành vào năm 2016, startup này cũng cung cấp dịch vụ cho vay và bảo hiểm, thông qua các liên doanh với Credit Saison của Nhật Bản và ZhongAn của Trung Quốc. 

"Để nối dài cánh tay tài chính của mình, công ty gần đây đã bắt đầu triển khai các dịch vụ quản lí tài sản", Ooi nói. 

"Grab cũng quan tâm đến việc xin giấy phép thành lập ngân hàng ảo tại Singapore, cho phép các công ty phi ngân hàng như Grab nhận tiền gửi và cho vay".

Grab muốn tối đa hoá lợi nhuận thông qua các dịch vụ tài chính

Grab cho biết Đông Nam Á là một thị trường có nhiều cơ hội, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Hầu hết các tổ chức tài chính truyền thống chỉ phục vụ cho những người có thu nhập trung bình trở lên, hoặc cư dân thành thị. Trong khi đó, hàng triệu người có thu nhập thấp khác bị bỏ rơi, khiến họ không được tiếp cận những nguồn về tài chính, tín dụng hay bảo hiểm. 

Giám đốc điều hành GrabPay cũng tiết lộ, hiện ứng dụng Grab đã có tổng cộng 166 triệu lượt tải xuống - điều này mang đến cho công ty khởi nghiệp một nền tảng tốt, để tiếp cận người dùng hiệu quả. 

"Chúng tôi quan niệm điều quan trọng là tạo ra được những tác động tài chính tích cực, trong khi vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp", Ooi nói. 

https___s3-ap-northeast-1

Grab muốn tối đa hoá lợi nhuận thông qua các dịch vụ tài chính. (Ảnh: Nikkei).

Lawrence Loh, Phó Giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết việc mở rộng các dịch vụ tài chính là rất quan trọng để Grab cải thiện lợi nhuận của mình.

"Doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của Grab phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm mới, đó là các dịch vụ tài chính". Ông nói thêm rằng Grab cần phải có lãi nếu theo đuổi đợt chào bán công khai ban đầu tại thời điểm thị trường tăng cường về tính bền vững của các công ty khởi nghiệp.

Vị Phó Giáo sư cũng nói rằng mối liên kết tự nhiên giữa tài chính và các ngành nghề kinh doanh khác sẽ cho phép Grab tận dụng dữ liệu tiêu dùng của mình, để cung cấp những sản phẩm tài chính phù hợp cho thị trường. 

"Thanh toán là một nền tảng được chúng tôi xây dựng dựa trên các hoạt động khác như giao thực phẩm. Nó đóng vai trò là chất keo kết nối các dịch vụ khác của chúng tôi", Ooi cho biết.

Grab đang cung cấp dịch vụ thanh toán trực tiếp tại Singapore, Malaysia và Philippines, cũng như thông qua các đối tác địa phương tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Grab từ chối tiết lộ về số lượng giao dịch và giá trị các giao dịch, nhưng họ cho biết số người dùng hoạt động hàng tháng đã tăng tới 65% trong nửa đầu năm nay. 

Theo báo cáo trong tháng 11/2019 từ nhà nghiên cứu thị trường iPrice, có trụ sở tại Malaysia, GrabPay là ứng dụng thanh toán được sử dụng phổ biến nhất ở Singapore trong tháng 7 và tháng 9, tiếp theo là một ứng dụng được cung cấp bởi DBS Group Holdings - ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á. 

Hiện SoftBank Group, Toyota Motor và Microsoft là ba ông lớn đang đầu tư chính vào Grab. Định giá mới nhất của startup này là 14,3 tỉ USD theo những số liệu từ CB Insight, khiến Grab trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị nhất ở Đông Nam Á, đứng sau là đối thủ Gojek của Indonesia, với định giá khoảng 10 tỉ USD.

Tag:
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.