GS, PGS tăng vọt nhưng Việt Nam không có trường lọt tốp 350 châu Á: 'Tâm lý sính học hàm lên ngôi'?

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam dù có thêm hơn 1.000 GS, PGS trong năm 2017 nhưng vẫn trượt tốp 350 trường ĐH Châu Á là do tâm lý "sính học hàm" lên ngôi.
gs pgs tang vot nhung viet nam khong co truong lot top 350 chau a tam ly sinh hoc ham len ngoi Dự thảo quy chế tuyển sinh 2018: Không được tuyển sinh nếu không công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm
gs pgs tang vot nhung viet nam khong co truong lot top 350 chau a tam ly sinh hoc ham len ngoi Cô giáo lì xì cho học trò phiên bản 'đừng để tiền rơi' gây 'bão mạng'
gs pgs tang vot nhung viet nam khong co truong lot top 350 chau a tam ly sinh hoc ham len ngoi Cười nghiêng ngả với trò chơi 'bịt mắt bắt vịt' của học sinh
gs pgs tang vot nhung viet nam khong co truong lot top 350 chau a tam ly sinh hoc ham len ngoi Công bố điều kiện được tuyển thẳng vào Học viện Tài chính năm 2018

Những ngày gần đây, dư luận xã hội đang rất quan tâm tới thông tin năm 2017, Việt Nam có thêm hơn 1.200 Giáo sư, Phó Giáo sư. Trong khi đó, theo thống kê của tổ chức Times Higher Education (THE) vừa công bố Bảng xếp hạng 350 trường đại học châu Á năm 2018, Việt Nam không có trường nào đại diện.

Còn ở bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Việt Nam cũng chỉ có 5 trường được xếp hạng. Điều này khiến cho không ít người đặt ra câu hỏi băn khoăn vì số lượng GS, PGS lại 'tỉ lệ nghịch' với thứ hạng các trường ĐH của Việt Nam so với châu lục và thế giới.

gs pgs tang vot nhung viet nam khong co truong lot top 350 chau a tam ly sinh hoc ham len ngoi
Bảng xếp hạng các trường ĐH hàng đầu Châu Á năm 2018 của Times Higher Education (THE) nhưng không có đại diện nào từ Việt Nam. Ảnh: Times Higher Education.

Theo NCS Nguyễn Sóng Hiền - Đại học Newcastle (Australia), đây là vấn đề tuy không mới nhưng cũng cần nhìn nhận một cách nghiêm túc và đa chiều. Vấn đề ở đây là các tiêu chuẩn và tiêu chí xét duyệt và phong hàm GS và PGS của Việt Nam "không giống ai".

"Ở Australia, xét duyệt và phong hàm GS và PGS tiêu chí đầu tiên là số lượng các bài báo khoa học được đăng ở các tạp chí quốc tế chuyên nghành hàng năm; số bài báo được trích dẫn; các đầu sách hay các chuyên đề được xuất bản hàng năm; số lượng sinh viên được hướng dẫn hàng năm, các đề tài do mình chủ trì hàng năm, các dự án, công trình khoa học do mình chủ trì hàng năm...

Học hàm của họ gắn liền với sự chuyên sâu cũng như sự tiên phong với chuyên ngành mà họ nghiên cứu, thường ở những lĩnh vực hẹp nhưng sâu. Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, các giáo sư chỉ chuyên sâu về một vài lĩnh vực rất hẹp như chỉ chuyên về nghiên cứu phương pháp giảng dạy hoặc chỉ chuyên về nghiên cứu giảng dạy trẻ khuyết tật mà thôi.

Vì vậy cũng dễ hiểu với cách 'ban tặng' học hàm tràn lan và 'vô tội vạ' như Việt Nam hiện nay. Điều này đã chứng minh cho thấy nghịch lý của số lượng PGS và GS 'đông như kiến cỏ' mà thứ hạng các trường đại học Việt Nam mãi không chịu ngóc lên được một thứ hạng xứng tầm ở tầm cỡ châu lục", ông Sóng Hiền nói.

gs pgs tang vot nhung viet nam khong co truong lot top 350 chau a tam ly sinh hoc ham len ngoi
Biểu đồ số lượng GS, PGS của Việt Nam những năm gần đây. Ảnh: Thanh niên.

NCS Nguyễn Sóng Hiền cho biết, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xếp hạng các trường đại học vẫn là số lượng các công trình khoa học được thể hiện qua các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên nghành hàng năm và số lượng bài báo được trích dẫn. Qua đó phản ánh được chất lượng của đội ngũ của giảng viên củng như sự đóng góp của trường đó đối với sự phát triển khoa học chung của thế giới.

Ông cũng băn khoăn: "Tôi chỉ e, liệu với trình độ ngoại ngữ A, B, C như một số vị ấy thì đến khi nào mới có thể xuất bản nổi một bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế. Xét cho cùng, nghiên cứu khoa học cũng là một nghề như bao nghề khác. Tuy nhiên, vì xã hội Việt Nam còn quá chú trọng bằng cấp mới có tình trạng đổ xô để 'chạy' lấy hàm lấy vị như thời gian qua.

Chỉ thương họ không dưng lại bỗng nhiên được gán thêm danh xưng 'giáo sự vét' như chính vị chủ tịch hội đồng chức giáo sư nhà nước giải thích. Chúng ta đã có chạy chức, chạy trường, chạy bằng giờ còn thêm cả 'chạy hàm'. Nếu không minh bạch chỉ thiệt thòi cho những nhà khoa học chân chính khi mà vàng thau lẫn lộn".

gs pgs tang vot nhung viet nam khong co truong lot top 350 chau a tam ly sinh hoc ham len ngoi Tác giả đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý về Dự thảo chương trình GDPT mới

NCS Nguyễn Sóng Hiền, người đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm 'Chí Phèo' khỏi SGK đã đưa ra những ý kiến, lập luận về ...

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.