Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai

Tuyến đường vành đai 2,5 Đầm Hồng - Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội) sau gần 17 năm tiến hành nhưng đến nay vẫn còn giang dở, chưa thể giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư.

Tuyến đường vành đai 2,5 nối từ khu vực Đầm Hồng đến đường Giải Gióng (đối diện đường Kim Đồng trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội) được triển khai từ năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành công tác giải giải phóng mặt bằng vì nhiều lý do khác nhau.

Năm 2002, tuyến đường vành đai 2,5 Đầm Hồng – Giải Phóng đã được UBND TP. Hà Nội ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhằm giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực đường linh đàm và các đường xung quang.

Dự án khi được hoàn thành đưa vào sử dụng dự kiến sẽ tạo nên diện mạo mới cho khu vực xung quanh.

Dự án đường Vành đai 2,5, đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng có chiều dài khoảng 2,1 km, mặt cắt đường là 40m.

Theo đó, Quận Hoàng Mai được giao thu hồi hơn 58.411,8m2/67.125m2 đất (trong đó, phường Định Công có diện tích thu hồi là 51.333m2, phường Thịnh Liệt là 7.079m2). Tuyến đường được khởi công từ tháng 3/2014 với mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng.

Dự án được triển khai xây dựng theo hình thức BT. Nhà đầu tư là liên danh Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội cùng Công ty Xây dựng công trình Hoàng Hà, hai nhà đầu tư đã lập ra Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Mai trực tiếp quản lý dự án.

Theo phương án đền bù, làm đường, quận Hoàng Mai có khoảng 557 hộ dân bị thu hồi đất để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng tuyến đường.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 59 hộ dân chưa nhân tiền vì lien quan đến phương án đền bù, chính sách hoặc chưa có phương án giải quyết thấu đáo cho cho người dân.

Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với chúng tôi, ông vũ Minh Tú (Giám đốc phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 49 hộ gia đình chưa đồng ý về công tác đề bù.

Những hộ chưa giao đất và nhận tiền đền bù vẫn đang muốn kiến nghị về công tác quy hoạch và chính sách.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng đang tích cực tăng cường các biện pháp nhằm tuyên truyền, vận động để người dân nhanh chóng nhận tiền, giao đất để chủ đầu tư sớm hoàn thành tuyến đường trên. 49 hộ dân này chủ yếu thuộc phường Định Công và một phần thuộc phường Thịnh Liệt.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, quận Hoàng Mai đã từng lần kiến nghị Thành phố cho áp dụng chính sách để tháo gỡ nhưng chưa được thông qua. Dự án cũng vì thế mà sau gần 17 năm vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng xong.

Đa phần những người có có kiến nghị về chính sách là hộ dân được hợp tác xã Nông Nghiệp Định Công trước kia giao đất cho làm ruộng nhưng nay đã xây dựng nhà kiên cố để ở từ nhiều năm trở lại đây.

Một phần trong số họ là cán bộ hưu trí của TP được giới thiệu về mua đất nên đã xây nhà ở nhừ những 1990 đến nay nhưng khi xét về nguồn đất thì đây vẫn là đất nông nghiệp.

Theo lãnh đạo phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai, do các hộ dân đang có đơn thư kiến nghị nên cơ quan chức năng đang có biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân nhanh chóng giao mặt bằng cho đơn vị đầu tư.

Hiện, quận đã thu hồi, giải phóng trên 40.000 m2 trong tổng số diện tích bị thu hồi thuộc dự án.

Mới đây, Hà Nội quyết định chi 671 tỷ xây hầm chui nút giao Vành đai 2,5 này để thông với đường Kim Đồng (đi qua đường Giải Phóng). Hầm chui thuộc dự án vành đai 2,5 Đầm Hồng - Giáp Bát sẽ đi ngầm qua đường Giải Phóng để nối với đường Kim Đồng. Dự án thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020.

Dưới đây là những hình ảnh về tuyến đường vành đai dài 2,1km sau gần 17 năm vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 2.

Tuyến đường vành đai 2,5 dài 2,1 km sau gần 17 năm vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng. Đoạn đường chạy đến Đầm Hồng (gần ngõ 192 (Lê Trong Tấn) vẫn còn ngổn ngang vật liệu xây dựng.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 3.

Trên tuyến đường vành đai 2,5 đang làm này, tại khu vực đầm hồng chỉ có lác đác một vài công nhân, máy xúc làm việc.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 4.

Vật liệu vẫn còn ngổn ngang giữa đường.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 5.

Vật liệu sắt để ngoài trời không được bảo vệ nên đã gỉ hết, dầm bê tông để ngổn ngang dọc tuyến đường.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Võ Thành (39 tuổi, ở phường Định Công, Hà Nội) cho biết, gia đình ông thuộc diện di dời để phục vụ dự án đường vành đai 2,5. Ban đầu, gia đình không muốn chuyển vì đất ở từ lâu của ông bà để lại nhưng sau khi được chính quyền vận động, cam kết hỗ trợ nơi tái định cư nên đã quyết định di dời phục vụ mục tiêu phát triển giao thông thủ đô. Gia đình ông có 40m2 đất thuộc dự án nhưng đến nay đã bàn giao cho chủ đầu tư. Ông Thành bày tỏ, người dân trong dự án nhanh chóng nhận đền bù và chính quyền nhanh chóng làm đường để người dân đi lại thuận tiện, đường xá thông thương hơn.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 7.

Một số khu vực thuộc dự án, người dân đã giao đất nhưng chủ đầu tư vẫn chưa làm đến.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 8.

Vật liệu, cống nước để ngổn ngang xung quanh khu vực dự án.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 9.

Đoạn đường Trần Điền đi qua khu đô thị Định Công đã hoàn thành nên đường rất thông thoáng.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 10.

Một cây cầu thuộc dự án vẫn chưa thể hoàn thành, sắt trên cầu đã gỉ.

Hà Nội: 17 năm vẫn chưa giải phóng 2,1 km mặt bằng xong đường vành đai - Ảnh 11.

Khu vực đường chạy qua phố Định Công ra đường Giải Phóng đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, vẫn còn 59 hộ chưa giao mặt bằng vì họ có kiến nghị liên quan đến chích sách, quy hoạch của nhà nước trước đó.

Hơn chục năm người dân phải liều mình đi qua con đường ‘đau khổ’Hơn chục năm người dân phải liều mình đi qua con đường ‘đau khổ’ Vành đai 3 - "con đường đau khổ' mới của Hà Nội: Xén dải phân cách vẫn... khổ?Vành đai 3 - 'con đường đau khổ" mới của Hà Nội: Xén dải phân cách vẫn... khổ? Tin nóng trong ngày 14/9: Tân "con đường đau khổ" ở Hà Nội; cô giáo mầm non bị tố cắt bộ phận sinh dục của bé traiTin nóng trong ngày 14/9: Tân 'con đường đau khổ' ở Hà Nội; cô giáo mầm non bị tố cắt bộ phận sinh dục của bé trai
chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.