Tân 'con đường đau khổ' ở Hà Nội: Chưa thấy tắc đường trên... vỉa hè sao?

Đang loay hoay tìm chỗ đứng để chụp ảnh giữa 'dòng lũ' xe máy ở đường Vành đai 3 dưới thấp, một thanh niên nói như hét lên với chúng tôi: "Chưa thấy tắc đường trên... vỉa hè sao?"
 
tan con duong dau kho o ha noi chua thay tac duong tren via he sao
Đường Vành đai 3 dưới thấp đoạn gần ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm buổi sáng. (Ảnh: Di Linh)

Khoảng vài năm trước, người dân sống ở Thủ đô Hà Nội định nghĩa "con đường đau khổ" là những cung đường chưa làm xong hoặc xuống cấp, đầy "ổ gà, ổ voi", bụi bặm...

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp, định nghĩa "con đường đau khổ" lại thay đổi.

"Con đường đau khổ" được định nghĩa theo kiểu mới là thường xuyên tắc đường dù mưa, hay nắng, hít khói xe nhiều hơn oxy vì phải "chôn chân" trên đường. Và Hà Nội đang có nhiều con đường như thế.

"Chưa thấy tắc đường trên... vỉa hè sao"?

Khoảng 8h sáng, chúng tôi di chuyển trên đường Vành đai 3 dưới thấp đoạn từ cầu Dậu lên ngã tư Trần Duy Hưng để trải nghiệm "con đường đau khổ" mới như nhiều người đang gọi.

Khi xe còn cách ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển khoảng hơn 1km, chúng tôi bất ngờ... phanh gấp vì một đoàn xe máy tạt đầu để... lên vỉa hè. Nhìn về phía ngã tư chỉ toàn thấy mũ bảo hiểm kín đường.

tan con duong dau kho o ha noi chua thay tac duong tren via he sao
Không còn ranh giới giữa đường và vỉa hè khi ùn tắc. (Ảnh: Di Linh)

Nhích từng bước tiến lên trong tiếng rền vang của hàng ngàn động cơ, trong cái ngột ngạt của những chiếc ống xả, chúng tôi không còn nhận ra đâu là đường, đâu là vỉa hè vì quá nhiều xe máy.

"Em nhờ tí" - thêm một chiếc xe máy tạt đầu. Nữ chủ nhân của chiếc xe Honda Lead bịt kín mít, phi lên vỉa hè trong tiếng phanh của nhiều chiếc xe khác.

"Lên hè đi, ngó nghiêng cái gì? Không lên tránh ra cho người khác đi" - một nam thanh niên khác nói như hét trong khi chúng tôi đang ngơ ngác.

Và rồi dòng xe nối đuôi nhau lên vỉa hè, luồn lách qua những chiếc xe máy và những người đi bộ để tiến tới như chưa từng có gì xảy ra.

Chật vật khoảng nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi mới "thoát" được qua ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển thì lại "đi từ đau khổ này đến đau khổ khác".

Đoạn đường từ ngã tư này đến ngã tư Lê Văn Lương cũng ùn tắc không kém và trên hè cũng như dưới đường tràn ngập xe máy.

Sau khi cố len lỏi qua dòng người tại ngã 3 Nguyễn Huy Tưởng - Khuất Duy Tiến, chúng tôi quyết định dắt xe máy lên hè chờ cho bớt tắc.

Đứng chung với chúng tôi là mấy người đi bộ đang nép sát tường của một căn nhà trên vỉa hè tránh "dòng lũ" xe máy đi qua.

"Chưa thấy tắc đường trên... vỉa hè sao mà chụp?", 2 thanh niên đầu trần toét miệng cười, nói khi chúng tôi đang loay hoay tìm chỗ đứng để chụp ảnh cho khỏi... cản đường trên vỉa hè.

tan con duong dau kho o ha noi chua thay tac duong tren via he sao
Cảnh tắc đường trên... vỉa hè diễn ra như cơm bữa. (Ảnh: Di Linh)

Tân "con đường đau khổ"

"Trước đây, đường Vành đai 3 thông thoáng lắm. Khoảng 2 năm nay, tắc suốt. Muốn đi nhanh thì chỉ có lên vỉa hè nhưng rồi vỉa hè cũng tắc", cô Tuyến, một người bán trà đá trên đường Nguyễn Xiển nói nói sau khi rót nước mời khách và nghe chúng tôi than tắc đường.

Theo cô Tuyến, trước đó, khi gần tới ngã tư thì xe máy mới lên vỉa hè để tránh tắc nhưng "ngã rẽ" lên vỉa hè ngày một xa hơn vì tình trạng ùn tắc ngày càng tăng. Và cô Tuyến cũng dọn hàng nép dần vào sát nhà dân để tránh xe máy.

tan con duong dau kho o ha noi chua thay tac duong tren via he sao
Vỉa hè không còn là của người đi bộ (Ảnh: Di Linh).

"Con đường đau khổ giờ là tắc, tắc và vẫn tắc!", anh Nguyễn Quang Minh (Thanh Liệt, Hà Nội), một vị khách của cô Tuyến, nói.

Mỗi ngày, anh Minh di chuyển từ Thanh Liệt, qua đường Vành đai 3 để lên Keangnam làm việc. Và mỗi ngày lại thêm "đau khổ" vì tắc đường.

"Hôm nào vợ tôi đưa con đi học được thì tôi đi sớm hoặc muộn hẳn tránh tắc đường. Nếu không 7h20 đưa con đi học, sau đó lên đến đây (đoạn gần ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển) gần 8h là kiểu gì cũng đến công ty muộn", anh Minh chia sẻ.

Nói rồi xem chừng tắc đường khó thoát nhanh, anh Minh lên xe máy, rẽ vào Nguyễn Huy Tưởng để tìm đường khác.

Trong khi đó, tiếng ống xả, động cơ vẫn gầm rú lao lên từ lòng đường để chui vào đám... tắc vỉa hè.

tan con duong dau kho o ha noi chua thay tac duong tren via he sao Dân phơi thóc, trồng rau trên đường BT 5.000 tỉ qua 4 quận huyện của Hà Nội

Tuyến đường trục phía Nam của Hà Nội qua địa phận các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa, huyện Phú Xuyên theo ...

tan con duong dau kho o ha noi chua thay tac duong tren via he sao Người thầy của những 'học trò 4 chân' bày tỏ về quan điểm ăn thịt chó

Anh Hạ Đạt Hảo, một người huấn luyện chó nghiệp vụ chia sẻ về việc Hà Nội hướng người dân từ bỏ thói quen ăn ...

tan con duong dau kho o ha noi chua thay tac duong tren via he sao Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nên chọn công nghệ nào?

Liên danh tư vấn đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chọn công nghệ đoàn tàu động lực phân tán ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.