Thả cá chép phóng sinh trong ngày tiễn ông Công ông Táo đã trở thành phong tục không thể thiếu của người dân Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều tổ chức hoạt động tình nguyện đã tham gia trực tiếp vào việc thả cá chép với mục đích nâng cao ý thức người dân, giữ gìn vệ sinh môi trường.
"Thả cá đừng thả túi ni lông" là nhóm tình nguyện viên đã hoạt động được 5 năm. Trong các ngày từ 21 đến 23 tháng Chạp luôn có khoảng 70 bạn sinh viên, học sinh túc trực trên cầu Long Biên để giúp người dân thả cá chép...
Công việc của họ trong những ngày này là có mặt ở cầu Long Biên từ 7h sáng đến chiều muộn, họ tiếp nhận cá, tro của người dân rồi thả xuống Sông Hồng bằng thùng nhựa có buộc dây thừng hạ sâu xuống tận mặt nước đảm bảo an toàn cho cá khi tiếp nước.
Trong khi đó phần tro đốt của người dân sẽ được phân loại. Tro hương được thả xuống sông Hồng, những vật dụng khác sẽ được gom lại trước khi đốt bỏ.
Túi ni lông sẽ được gom lại sau đó chuyển đi nơi khác. Việc này góp phần giữ cho dòng sông phía dưới cầu Long Biên sạch bóng túi ni lông.
Công việc thu dọn bát hương, nhiều vật dụng khác mà gia chủ bỏ đi cũng có nhiều nguy hiểm. Nhiều vật dụng vỡ, sắc cạnh nên các tình nguyện viên đều phải đeo găng tay để đảm bảo an toàn.
Công việc này tuy không vất vả nặng nhọc nhưng đòi hỏi người làm phải có tính kiên nhẫn, nhiều lúc phải chìm trong bụi bẩn bởi tro đốt.
Có gia đình mang cả bao tải trong đó đựng bàn thờ gỗ, bát hương, nến cốc thủy tinh với ý định cho xuống sông Hồng.
Nếu như không có đội ngũ tình nguyện viên thì không biết có bao nhiêu bao tải như thế này được ném bỏ xuống sông Hồng.
Rác được chuyển qua dây thừng từ trên cầu xuống phía dưới để phân loại.
Dưới cái lạnh "cắt da cắt thịt", các tình nguyện viên vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Người Hà Nội tấp nập mua gà luộc ngậm bông hồng cúng Táo quân
Ngày 7/2 (22 tháng Chạp), nhiều người dân ở Hà Nội đã tranh thủ mua gà luộc ngậm bông hồng, lễ phẩm cúng Táo quân. |