Hà Nội có thể cấm nhiều loại xe ở nội đô giờ cao điểm

Sở GTVT Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn TP.
ha noi co the cam nhieu loai xe o noi do gio cao diem
Sở GTVT Hà Nội đang lấy ý kiến về việc cấm một số loại xe hoạt động trong nội đô vào giờ cao điểm. Ảnh: Đoàn Lê

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã ban hành văn bản số 399/SGTVT-KCHTGT về việc "Lấy ý kiến, góp ý dự thảo quy định điều chỉnh nội dung Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND" ngày 25/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố.

Theo dự thảo, phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn từ phía trong của các tuyến đường trở vào trung tâm Thành phố gồm: Phạm Văn Đồng - Hồ Tùng Mậu (đoạn từ ngã tư Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng đến ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ) - Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo - đại lộ Thăng Long - đường 70 (đoạn từ đại Lộ Thăng Long đến đường 72) - đường 72 (đoạn giao đường 70 đến Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông) - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Phúc La - Văn Phú - Phùng Hưng (quận Hà Đông, đoạn từ Phúc La đến cầu Bươu) - cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) - Pháp Vân - cầu Thanh Trì - Nguyễn Văn Linh - cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên - Lý Son - cầu Đông Trù - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt (đoạn từ ngã tư đường Hoàng Sa đến cầu Thăng Long) - cầu Thăng Long trở vào trung tâm TP.

Các phương tiện chỉ được hoạt động ngoài giờ cao điểm (sáng từ 6 giờ đến 9 giờ, chiều từ 16 giờ đến 19 giờ 30) trong khu vực hạn chế gồm: Xe chở khách tham quan, du lịch trên 45 chỗ ngồi cho khách trở lên và xe chở thực phẩm tươi sống, xe chở rau, quả, một số mặt hàng thiết yếu (thiết bị y tế, giáo dục...) có tải trọng toàn bộ xe cho phép đến 3,50 tấn (phải có giấy phép lưu hành).

Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng làm việc trên cao; Xe ô tô tải có tải trọng toàn bộ xe cho phép đến 1,50 tấn; Xe tải Van có trọng lượng toàn bộ xe cho phép trên 1,50 tấn cũng chỉ được hoạt động ngoài giờ cao điểm.

Các loại phương tiện vận chuyển rác, xe thu gom rác đẩy tay (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất) chỉ được hoạt động trên các tuyến đường phố từ 20h đến 5h ngày hôm sau.

Xe khách liên tỉnh phải đi theo luồng tuyến và đón trả khách tại các bến xe theo đúng quy định của Thành phố và tại các điểm dừng, đỗ được UBND Thành phố cho phép.

Các loại xe Larnbrô, xe công nông, máy trộn bê tông, xe 3, 4 bánh sản xuất, lắp ráp trái phép, xe mô tô ba bánh dùng để chở khách và hàng hoá không được hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận Thành phố Hà Nội. Trừ phương tiện đi ỉại của thương binh, người tàn tật (không chở thêm người và hàng hóa).

ha noi co the cam nhieu loai xe o noi do gio cao diem
Việc quy định khung giờ hoạt động của một số loại phương tiện ở nội đô nhằm kéo giảm ùn tắc. Ảnh: Đoàn Lê

Cũng theo dự thảo trên, các phương tiện được hoạt động 24/24h trong khu vực hạn chế gồm: Các loại xe con (dưới 09 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải), xe của lực lượng vũ trang, xe công vụ, xe phục vụ tang lễ, xe phục vụ đám cưới; Xe ô tô chở bưu phẩm, bưu kiện, báo chí, chuyển phát nhanh, xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ. Xe chở hàng bình ổn giá, chở rau an toàn (theo chỉ đạo của ƯBND Thành phố, lưu hành khi có giấy phép).

Xe tải Van có tải trọng toàn bộ xe cho phép đến 1,50 tấn; xe Pickup. Các loại xe cấp nước sinh hoạt, xe đang trên đường đi giải quyết sự cố đột xuất về điện, nước, úng ngập do mưa bão, lún sụt, gẫy cành, đổ cây, tai nạn, sự cố giao thông, xe cứu hộ giao thông.

Các loại xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên, xe tham quan du lịch đến 45 chỗ ngồi cho khách (là loại hình kinh doanh có điều kiện, các loại xe này phải có hợp đồng, phù hiệu đúng với loại hình vận tải do Sở Giao thông vận tải cấp theo quy định, lưu hành khi có giấy phép).

Các cá nhân, tổ chức có ý kiến, góp ý gửi về Sở GTVT Hà Nội (số 02 Phùng Hưng - quận Hà Đông - thành phố Hà Nội) trước ngày 20/2/2017 (hoặc hòm thư điện tử: sogtvt@hanoi.gov.vn) để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét, quyết định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.