Hà Nội muốn mở rộng không gian đô thị Gia Lâm về phía đông, phát triển đô thị nén cao tầng quanh ga metro

Tại Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội đề xuất mở rộng không gian phát triển đô thị khu vực phía đông huyện Gia Lâm và phát triển khu vực này theo hướng đô thị nén, cao tầng với bán kính khoảng 0,5 - 1 km xung quanh khu vực ga đường sắt đô thị.

Một góc Gia Lâm. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

UBND thành phố Hà Nội vừa trình HĐND thành phố xem xét, thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Trong đó, Hà Nội đề xuất một số định hướng điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô.

Đối với khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội trình nghiên cứu mô hình phát triển gắn kết với các đô thị vệ tinh, thành phố lân cận. Đây là khu vực cửa ngõ logistic phía đông kết nối các tỉnh, thành phố ven biển; nghiên cứu quy hoạch phát triển mới, đề xuất một số khu vực đô thị nén, mô hình TOD,  liên kết không gian ngầm, công trình cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tăng quy mô diện tích không gian xanh, tăng cường tiện ích đô thị.

Trong đó, rà soát, phân bổ lại quy mô dân cư trên địa bàn để bổ sung phù hợp nhu cầu và quy mô phát triển, phù hợp với định hướng phát triển khu vực bắc sông hồng thành quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố.

Mở rộng không gian phát triển đô thị khu vực phía đông huyện Gia Lâm, khai thác hiệu quả quỹ đất, hình thành khu đô thị mới hiện đại.

Định hướng không gian đô thị theo hướng đô thị nén, cao tầng với bán kính khoảng 0,5 - 1 km xung quanh khu vực ga đường sắt đô thị. 

Phát triển không gian công cộng, thương mại dịch vụ, tổ hợp văn phòng, giao dịch cao tầng trên các trục đường vành đai, hướng tâm, đường chính đô thị. 

Phát triển gắn với các đô thị tỉnh, thành kế cận. Cửa ngõ logistic phía đông kết nối hướng biển, hình thành thêm hệ thống cảng cạn ICD tại các ga chính đường sắt. Cải tạo, tái thiết, phát triển mới, nén theo mô hình TOD, cao tầng, mật độ xây dựng thấp, bổ sung thêm nhiều không gian xanh và tiện ích đô thị, gắn kết chặt chẽ với không gian mở sông Hồng, sông Đuống.

Nghiên cứu phát triển gắn với một số mô hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp tầm quốc gia và khu vực, tận dụng lợi thế một số quỹ đất có sẵn tại khu vực.

Trước đó, hồi cuối tháng 9/2023, tại kỳ họp thứ 13 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm.

Theo đó, thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên là 116,64km2, quy mô dân số hơn 300.000 người và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.

16 phường thuộc quận Gia Lâm gồm: Trâu Quỳ, Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng và Kim Đức.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.