Câu chuyện về dòng chữ "A. Hào" nghi là "bút tích" của người Việt Nam bị lên án khi vẽ bậy lên khu di tích thành cổ Yonago (tỉnh Tottori, Nhật Bản) phản ánh thực trạng đáng buồn, nhưng không hề mới lạ ở Việt Nam.
Bạn chỉ cần đi dạo qua một vài di tích lịch sử cấp quốc gia tại Hà Nội, không ít những "bút tích" tương tự "A. Hào" xuất hiện từ Cột cờ Hà Nội đến Tháp Hòa Phong, Văn miếu Quốc Tử Giám.
Dù đã đưa ra quy định xử phạt và chính thức có hiệu lực từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn chưa có "liều thuốc đặc trị" nào cho "căn bệnh nan y" vẽ bậy đang tồn tại trong không ít người Việt thiếu ý thức.
Cột cờ Hà Nội (Điện Biên Phủ, quận Ba Đình) được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, được coi là một trong những biểu tượng của thủ đô. |
Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia bị bôi bẩn, vẽ bậy nhiều nhất tại Hà Nội vì những du khách thiếu ý thức. |
Những lời tỏ tình, hay chỉ là tên của bản thân được nhiều bạn trẻ đến thăm quan "tiện tay" lưu lại ngay trên tường của Kỳ đài cổ bậc nhất Hà Thành khiến nhiều người không khỏi ái ngại. Những dòng chữ này được để lại bằng cách dùng vật sắc nhọn để khắc lên tường cột cờ, vì vậy rất khó có thể lấy lại diện mạo cho bức tường chân cột cờ như ban đầu. |
Không chỉ dùng vật sắc nhọn, các bạn trẻ còn "tiện tay" dùng bút xóa để viết lên. Dựa trên ngày ghi trong bức ảnh cho thấy, dòng chữ này mới chỉ được viết vào 6 tháng trước. |
Khoảng tường của cột cờ loang lổ, chằng chịt những vết tích, những dòng chữ cũ mới vết đè lên nhau, khiến Kỳ đài bậc nhất Hà Nội đã rơi vào cảnh bị bôi bẩn bất đắc dĩ. |
Ban quản lý đã khóa cửa lên đỉnh tháp để tránh "dịch" vẽ bậy sẽ "lan" lên tầng trên cùng của cột cờ Hà Nội. |
Nhưng nhiều bạn trẻ vẫn bất chấp trèo lên khung sắt, với lên cao nhất để lưu lại "vết tích" của mình. |
Tháp Hòa Phong (Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm) là di tích duy nhất còn lại của ngôi chùa Báo Ân nổi tiếng, còn gọi là chùa Quan Thượng, được dựng từ đời Minh Mệnh. |
Tháp Hòa Phong cũng là "nạn nhân" của tình trạng bôi bẩn lên di tích lịch sử quốc gia. Cách thức bôi bẩn của du khách lên tháp Hòa Phong cũng tương tự như đối với Cột cờ Hà Nội, dùng vật sắc nhọn để khắc lên bức tường của tháp. |
Những dòng chữ khắc lên có thể vừa là họ tên, hãy cách để bày tỏ tình yêu của các bạn trẻ. |
Không chỉ khắc, các bạn trẻ còn dùng bút xóa, màu vẽ để viết lên. |
Dù đã nhiều lần được tu bổ lại vì bị vẽ bậy nhiều, nhưng bên ngoài tháp vẫn còn lưu lại vết tích của rất nhiều những nét vẽ bậy còn chưa xóa hết. Vì vậy, nhìn kĩ sẽ thấy Tháp Hòa Phong ngày càng trở nên nhem nhuốc. |
Khoản 1, điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm quy định về bảo vệ công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật. |
Chữ “A. HÀO" khắc trên khu thành cổ khiến người dân Nhật Bản "dậy sóng" Mới đây, nhiều tờ báo lớn của Nhật Bản như Asahi, NHK, Mainichi… đưa tin về việc Ban quản lý khu di tích thành cổ Yonago, tỉnh Tottori, phát hiện nhiều chữ cái, hình vẽ được khắc lên bức tường đá của tòa thành. Trong 2 ngày 26/10 và 30/10, nhân viên tại khu di tích đã tìm thấy chữ viết bằng tiếng Nhật và La-tinh (Latin) nguệch ngoạc trên các bức tường. Nổi bật trong số đó là chữ “A. HÀO" có kích thước khoảng 60 cm, cùng những hình vẽ ngôi sao và trái tim xung quanh được khắc trên bệ đá nằm ở vị trí cao nhất trong khu di tích. Nhiều người suy đoán đây có thể là một từ trong tiếng Việt. Hiện tại, dư luận và cộng đồng mạng Nhật Bản vô cùng bức xúc trước sự việc. Viết vẽ bậy tại khu di tích quốc gia được xem là hành vi phá hoại di sản văn hóa và bị lên án mạnh mẽ. |
Thái Lan: Du khách bị phạt tù 1 năm vì bôi bẩn lên khu di tích Giữa tháng 10 vừa qua, Furlong Lee, người Anh 23 tuổi đến Chiang Mai du lịch cùng với một nhóm bạn. Trong lúc say xỉn, du khách này đã dùng sơn xịt lên tường dòng chữ “Scouser Lee B”. Scouser là tên gọi của người đến từ một vùng đất ở Liverpool và Lee là họ của du khách này. Ngay khi phát hiện ra vụ việc bôi bẩn lên bức tường 700 tuổi này, người dân địa phương đã báo cảnh sát. Hiện tại, Lee đã bị bắt và đối mặt với mức án thấp nhất là 1 năm tù vì tội “phá hoại kiến trúc cổ”. Thái Lan nghiêm cấm xâm hại kiến trúc cổ, khu di tích. Nếu làm hư hại những công trình đã được bảo tồn này, sẽ đối mặt với án tù cao nhất là 10 năm, bên cạnh mức tiền phạt lên đến 10 triệu baht (7 tỉ đồng). |
Chụp ảnh chưa đủ hay sao mà còn viết bậy chữ 'Hào' lên di tích?
Nhiều người cho rằng hành động viết, vẽ bậy lên các di tích lịch sử thể hiện sự vô ý thức, thiếu hiểu biết của ... |
Cộng đồng mạng xôn xao vì "diện mạo mới" của Tiệm bánh Cối Xay Gió
Bức tường vàng "Cối Xay Gió" được nhiều bạn trẻ check-in tại Đà Lạt mới đây đã biến thành bức tranh hoa lá bởi nhóm ... |
Dân TP.HCM kêu trời vì nạn vẽ bậy
Cố ý vẽ bậy lên tường nhà, cửa cuốn, chân cầu… có thể bị xử lý hình sự. |
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bất ngờ 'khoác áo mới' theo phong cách Graffiti
Ngày 26/12, hình ảnh toa tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bất ngờ bị sơn vẽ chi chít theo phong cách nghệ thuật ... |