Hà Nội: Siêu thị tăng dự trữ gấp 5 - 10 lần mặt hàng thiết yếu, mở ba kênh bán hàng online

Ngoài việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp bán lẻ lên phương án đưa hàng hóa về nông thôn, nhất là các vùng có người dân bị cách li do dịch Covid-19.
Hà Nội sẵn sàng đưa hàng hóa về nông thôn, vùng có người dân cách li do COVID-19 - Ảnh 1.

Các siêu thị chủ động nguồn hàng trong công tác phòng chống dịch bệnh. (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ).

Các siêu thị đã chuẩn bị nguồn cung hàng hoá dồi dào, đa dạng

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ghi nhận tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội như Vinmart Hoàng Đạo Thúy, Co.opmart Hà Nội, Big C, các siêu thị Hapromart… cho thấy hiện nguồn cung hàng hóa vô cùng đa dạng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. 

Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc vùng khu vực Hà Nội hệ thống siêu thị Vinmart, cho biết công ty đang dự trữ 300 sản phẩm thiết yếu, tăng gấp 5 đến 10 lần so với bình thường. Hàng hóa được lưu trữ ở kho và nhà cung cấp. 

Trong đó, hàng dự trữ trong kho đủ để cung cấp cho người tiêu dùng từ 5 đến 10 ngày, bảo đảm đề phòng trong trường hợp hàng hóa từ nhà cung cấp chưa kịp giao. Ngoài ra, công ty cũng làm việc với các nhà cung cấp về việc cam kết bảo đảm nguồn hàng cho doanh nghiệp.

Đại diện công ty cũng cho biết, với gần 1.000 cán bộ nhân viên phục vụ và các phương tiện vận chuyển đầy đủ sẽ bảo đảm được năng lực điều phối hàng hóa, nhân sự vận chuyển.

Đồng thời, các hàng hóa tại hệ thống được công ty cam kết bảo đảm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, công ty cam kết không tăng giá hàng hóa cho dù chi phí vận chuyển có cao hơn so với thời điểm không có dịch.

Về kênh phân phối, công ty đã mở ba kênh bán hàng online bao gồm qua điện thoại, qua phần mềm và website để phục vụ người dân.

Đại diện siêu thị Co.opmart Hà Nội và siêu thị Big C Thăng Long cũng cho biết, hiện nguồn cung hàng hóa tại các điểm bán hàng của các siêu thị dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Sẵn sàng cung cấp hàng hoá về các vùng cách li do dịch

Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp bán lẻ cần sẵn sàng phương án đưa hàng hóa về nông thôn, nhất là các vùng có người dân bị cách li do dịch Covid-19.

"Ở các địa phương chúng tôi đã bố trí các nhà văn hóa, trung tâm thể thao không sử dụng đến để các doanh nghiệp có thể đưa hàng đến nhất là các vùng có người dân cách li", Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết.

Về vấn đề vận chuyển, bà Lan nhấn mạnh, doanh nghiệp cần luôn luôn chủ động xe vận chuyển, nếu phát sinh lúc nào phải báo ngay để Thành phố tháo gỡ giúp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người dân.

Bên cạnh đó, bà Lan cũng yêu cầu các doanh nghiệp bố trí đầy đủ hàng hóa tại các cửa hàng, tăng số lượng nhân viên đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Đồng thời, hàng hóa cần phải bảo đảm đúng qui định về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, tăng giá.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.