Sẽ có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm vào cuối năm

Thị trường bán lẻ nội địa của Việt Nam đang dần phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14% mỗi năm.

Tại sự kiện đào tạo nội bộ "Đánh giá cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam" do Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) tổ chức, các diễn giả đã dẫn lại một báo cáo từ Euromonitor, Việt Nam đang trên đường có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm.

Việt Nam sẽ có 1.200 – 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm vào cuối năm - Ảnh 1.

Việt Nam đang trên đường có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm vào cuối năm nay. (Ảnh: Vntrip).

Với qui mô ngành bán lẻ 180 tỉ USD cùng với tốc độ tăng trưởng 14% mỗi năm, mục tiêu này có thể hoàn thành vào cuối năm 2020. 

Các nghiên cứu thực tế cũng chỉ ra rằng, rào cản thị trường là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai. Rào cản lớn sẽ dẫn đến tính cạnh tranh thấp.

Hiện tại, tài chính, kĩ thuật, công nghệ, chiến lược và pháp lí, chính sách là những rào cản cơ bản đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.

Việt Nam sẽ có 1.200 – 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm vào cuối năm - Ảnh 2.

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang chuyển dịch dần sang bán lẻ hiện đại. (Ảnh: Cục CT&BVNTD).

Ông Tiêu Quang Khánh, phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục CT&BVNTD cho rằng thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang dần dịch chuyển từ bán lẻ truyền thống sang bán lẻ hiện đại. 

Mô hình bán lẻ hiện đại tăng cường tính thương mại, dịch vụ và đưa hàng tiếp cận khách một cách thuận tiện hơn như bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, áp dụng phương thức tự phục vụ, phương thức thanh toán thuận tiện, phương thức trưng bày hàng hóa phong phú, sáng tạo, đa dạng.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...