Hà Nội tăng mức trần học phí trường chất lượng cao

Mức trần học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được điều chỉnh cùng với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách và thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.

Chiều nay, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND, ngày 17/7/2013 của HĐND TP về “Cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô”. Theo đó, mức trần học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được áp dụng từ năm học 2016 - 2017 đến hết năm học 2019 - 2020, được điều chỉnh từ năm học 2020 - 2021 cùng với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách và thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.

ha noi tang muc tran hoc phi truong chat luong cao
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ

Cụ thể, đối với trường mầm non, tiểu học năm học 2016 - 2017 là 3.900.000 đồng/học sinh/tháng, mỗi năm học tăng thêm 40.000, đến năm học 2019 - 2020 là 5.100.000 đồng/học sinh/tháng.

Với bậc THCS, THPT năm học 2016 - 2017 là 4.100.000 đồng/học sinh/tháng, mỗi năm học tăng thêm 40.000, đến năm học 2019 - 2020 là 5.300.000 đồng/học sinh/tháng.

Ngoài ra, điều chỉnh thời gian ngân sách hỗ trợ đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao như được cấp kinh phí trong 3 năm (trừ các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên) kể từ khi được công nhận theo lộ trình giảm dần. Trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay, mô hình trường học chất lượng cao sau một thời gian triển khai đã bước đầu được nhân rộng, nhận được sự ủng hộ của cộng đồng xã hội, sự tin tưởng của phụ huynh học sinh. Các trường được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định, trang thiết bị đồ dùng dạy và học được phát huy hiệu quả...

Tuy nhiên, do các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được ngân sách hỗ trợ một lần kinh phí vào năm đầu thực hiện chuyển đổi từ năm thứ 2 (hai) trở đi đơn vị phải tự chủ về thu chi tài chính, đây là khó khăn đối với các trường trong giai đoạn đầu được công nhận. Sau một năm được công nhận, nhiều trường vẫn chưa đủ thời gian để khẳng định chất lượng giáo dục, thương hiệu của trường để phụ huynh tin tưởng đóng mức học phí cao.

Ngoài ra, hiện nay các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao chưa thực hiện trích khấu hao tài sản cố định do nếu tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ dẫn đến mức thu học phí tăng cao, điều này gây khó khăn cho các nhà trường.

Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội cũng thống nhất nâng mức trần theo nội dung trình của UBND TP vì nếu không nâng mức trần thì mức thu của đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên (các trường không được ngân sách cấp kinh phí) sẽ không đảm bảo đủ chi phí cho hoạt động của trường công lập chất lượng cao.

Mặt khác mức trần học phí của các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao thấp hơn mức thu đang thực hiện của các trường ngoài công lập chất lượng cao.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.