Tốc độ tăng dân số hiện nay đang là gánh nặng cho hạ tầng kỹ thuật. |
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa gửi báo cáo kết quả giám sát thực hiện một số quy định của Luật Thủ đô, tới kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Nội dung đáng chú ý là việc quản lý cư dân.
Quy định tại điều 19 của Luật Thủ đô thì dân cư trên địa bàn Hà Nội được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô.
Mặc dù Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2020 dân số tăng khoảng từ 7,3 - 7,9 triệu người nhưng đến năm 2017, theo Báo cáo số 135/BC-CP của Chính phủ, dân số Hà Nội đã trên 9,6 triệu người (lớn hơn dân số dự báo đến năm 2030).
Với tốc độ tăng trung bình 3%/năm thì đến năm 2020 dân số ước tính sẽ là: 10.489.772 người (gần bằng dân số dự báo đến năm 2050), vượt quá xa so với dự kiến.
Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng dân số sau 5 năm thi hành Luật Thủ đô. |
Điều này cho thấy việc quản lý dân cư với quy mô dân số theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô chưa bám sát được mục tiêu, kế hoạch đề ra (xem Biểu đồ số 1).
Việc kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học tại khu vực nội đô lịch sử chưa đạt được các yêu cầu đã đặt ra theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Đến năm 2017, tổng số dân số trung bình của các quận, huyện Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Đông Anh là khoảng 3,58 triệu người, vượt quá Quy hoạch cho phép khoảng 1,88 triệu người.
Dân số Hà Nội tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành, nhưng tăng mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới.
Thống kê cho thấy, số lượng người nhập cư vào các quận Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân là khá cao, năm 2013 là 33.869 người, đến năm 2017 là 78.097 người (xem Biểu đồ số 2).
Sau nhiều năm dự án vẫn còn dang dở không chỉ làm sấu cảnh quan còn gây lãng phí quỹ đất. |
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở ngoại thành được tập trung triển khai nhưng còn chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa thu hút người dân ra ngoại thành sinh sống
Trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã kêu gọi, tập trung các nguồn lực đầu tư để xây dựng các đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Các công trình kết cấu hạ tầng giao thông gồm các tuyến đường vành đai, đường sắt đô thị được triển khai xây dựng nhằm tạo sự kết nối giữa khu đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành,...
Tuy nhiên, chính sách ưu tiên đầu tư của HĐND thành phố Hà Nội chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư.
Hạ tầng giao thông kết nối giữa khu vực ngoại thành và nội thành tuy được tập trung triển khai nhưng còn chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Tăng trưởng dân số quá "nóng" tại quận Hoàng Mai đã khiến quá tải trong các trường học trên địa bàn. |
Trong khi đó, ở các quận nội đô lịch sử, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng khiến dân số ở nội đô không những không giảm mà tiếp tục tăng
Khu vực nội đô lịch sử được xác định là hạn chế phát triển nhà, công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú trung tâm.
Mặc dù thành phố Hà Nội đã có Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử nhưng ở các quận nội đô lịch sử, thông qua việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy hoạch.
Hoang lạnh 'bộ xương cao ốc' Vicem Tower giữa Thủ đô
Dự án Trung tâm Điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam (Vicem Tower) bỏ hoang nhiều năm như "bộ xương cao ốc" giữa ... |
Nhà phố cổ giữa thủ đô bất ngờ đổ sập
Mảng tường của căn nhà gần hồ Hoàn Kiếm bất ngờ đổ sập, phát tiếng nổ lớn khiến nhiều người dân và du khách hoảng ... |
Đường 10 làn xe nối hai tuyến vành đai ở thủ đô
Tuyến đường dài 2 km, rộng 60 m nối đường Phạm Văn Đồng (Vành đai 3) và Võ Chí Công (Vành đai 2) ở Hà ... |