Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5691/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của thành phố.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5691/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của thành phố.

Theo quyết định, thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của thành phố Hà Nội, gồm 14 thành viên, do ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban; Phó Trường Ban Thường trực: Ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND Thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của Thành phố theo đúng quy định của Luật Đất đai; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17-6-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14-12-2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Xây dựng phương án và dự toán kinh phí thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, trình UBND Thành phố phê duyệt; Chỉ đạo UBND các cấp, các ngành tổ chức thực hiện kiểm kê, kịp thời xử lý hoặc đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổng hợp số liệu kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; lập báo cáo kết quả đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.


chọn
Đề xuất kiểm soát hạn mức sở hữu bất động sản của cá nhân
Nhằm khuyến khích đầu tư dài hạn, giảm đầu cơ BĐS, chuyên gia kiến nghị Việt Nam nên xây dựng cơ chế miễn/giảm thuế cho nhà ở chính, tăng dần thuế suất với BĐS thứ hai, thứ ba và bổ sung ưu đãi giảm dần theo thời gian nắm giữ từ 5 - 15 năm. Đồng thời, triển khai hệ thống kiểm soát hạn mức sở hữu BĐS mỗi cá nhân.