Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất về lộ trình thu hồi xe "quá đát" trên địa bàn TP. Ảnh minh họa: Tạp chí Giao thông |
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý, thu hồi đối với xe mô tô, xe gắn máy để đảm bảo an toàn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.
Báo cáo cho thấy ô nhiễm không khí trong đô thị chủ yếu là do hoạt động của các loại xe cơ giới; trong đó xe máy chiếm đa số, là nguồn thải ra phần lớn các chất gây ô nhiễm.
UBND TP Hà Nội nhận định, việc đưa ra rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn khí thải để giảm, loại bỏ xe máy cũ sẽ giúp giảm ô nhiễm, giảm ùn tắc giao thông.
Hà Nội lên kế hoạch thu hồi 2,5 triệu xe máy quá đát: Ai khai sinh, khai tử?
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết Hà Nội có tới 2,5/6 triệu xe máy quá đát trước năm 2000, sắp tới Hà Nội sẽ có biện ... |
Hà Nội cũng đề xuất cơ chế xử lý và lộ trình triển khai việc xử lý xe máy quá niên hạn gồm: Tiến hành kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy ở Hà Nội, không phân biệt biển số để đảm bảo công bằng.
Kiểm soát được thực hiện bằng biện pháp thu phí môi trường thông qua dán tem ở các mức; thu hồi, loại bỏ xe không đủ điều kiện an toàn và mức phát thải vượt phép.
Đề xuất không quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy nhằm phù hợp với phù hợp với các giải pháp của Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”.
Đây là đề án do thành phố Hà Nội đang xây dựng nhằm phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, dừng hoạt động đối với xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030, thu phí phương tiện ra vào khu vực trung tâm thành phố...
Thu hồi xe 'quá đát': Hà Nội không vội được đâu!
Các chuyên gia cho rằng việc thu hồi xe "quá đát" là chủ trương đúng nhưng cần thời gian, không thể vội vàng. |
Về lộ trình, từ năm 2017 đến 30/6/2018, Hà Nội sẽ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với xe mô tô, xe gắn máy.
Điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe mô tô, xe gắn máy (theo năm sản xuất); tuyên truyền, phổ biến, vận động cộng đồng; hình thành bước đầu một số cơ sở kiểm định khí thải; đào tạo nhân lực…
Từ 1/7/2018 đến 31/12/2019: Thực hiện kiểm tra khí thải đối với xe mô tô loại có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở; đánh giá, rút kinh nghiệm; thu hồi, loại bỏ đối với những phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải.
Sau năm 2020: Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả; căn cứ thực tế nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai giai đoạn tiếp theo đối với xe mô tô, loại có dung tích xy lanh động cơ dưới 175 cm3 và xe gắn máy tham gia giao thông.
Phát triển các cơ sở kiểm tra khí thải; thu hồi, loại bỏ đối với những phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải.
Nhằm có căn cứ xử lý, Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương phối hợp.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, đến 31/12/2016 trên cả nước có 49.079.865 xe mô tô, xe gắn máy được đăng ký. Riêng tại Hà Nội hiện có 5.255.245 xe máy. Trong đó, có gần 1/2 số lượng xe máy đã sử dụng lâu năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 90 của thế kỷ trước vẫn đang tham gia giao thông. |